10:00 AM , 19

  Kỹ Thuật Trồng

Trang nhất » Kỹ Thuật Trồng » Cây rau

Kỹ thuật trồng các giống ớt

11:23 AM, 2012-11-22

GING T CAY S 20

CH THIÊN 25 & 27 VÀ SNG VÀNG 1039

 

 

ỚT CAY F1 SỐ 20

Trái to, dài 14 - 15 cm, thẳng, cay vừa, chín tập trung, màu xanh trung bình khi non, màu đỏ đẹp khi chín, thịt dày, thích hợp ăn tươi và chế biến. Năng suất rất cao, 30 - 40 tấn/ ha.

 

ỚT SỪNG VÀNG 1039

Trái sừng trung bình, nặng 14 - 16 gam, dài 12 - 13 cm, thịt dày, chắc cứng, màu vàng chanh, bóng đẹp, chín màu đỏ cam, rất cay. Năng suất 25 - 30 tấn/ ha.

 

ỚT CHỈ THIÊN SỐ 25

Trái dạng ớt hiểm lớn, nặng 5 - 6 gam, xanh trung bình khi non, đỏ tươi khi chín, bóng đẹp, thịt dày, chắc cứng, giòn, rất cay. Năng suất trái loại 1: 25 - 30 tấn/ ha (200 - 280 trái/ cây).

 

ỚT CHỈ THIÊN SỐ 27

Trái dạng ớt hiểm nhỏ, nặng 3.8 - 4 gam, xanh trung bình khi non, màu đỏ tươi khi chín, thịt dày, chắc cứng, giòn, rất cay. Năng suất trái loại 1: 20 - 25 tấn/ ha (200 - 280 trái/ cây).

 

 

KỸ THUẬT TRỒNG ỚT CAY

S 20, CH THIÊN 25 & 27 VÀ SNG VÀNG 1039

 

Cần trồng đúng qui trình kỹ thuật để hạn chế sâu bệnh hại, năng suất cao, hiệu quả kinh tế cao.

 

1. Làm đất:

- Để hạn chế mầm bệnh từ đất, nên trồng ớt trên đất sau vụ lúa, bắp, thoát nước tốt, tránh trồng ớt trên đất đã trồng cà, ớt bị nhiễm bệnh nặng trước đó. Độ pH đất thích hợp khoảng 6,5, nếu đất chua, phải bón vôi (1000 kg/ ha) trước lúc cày đất.

- Cày xới phơi đất kỹ, lên luống cao 20 cm, rộng 1 mét, bón lót 20 - 30 khối phân chuồng hoai, 400 - 500 kg phân NPK 16-16-8, phun thuốc ngừa tuyến trùng (Mocap, Sincocin), nấm bệnh vào lổ trồng, phủ màng nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, đất tơi xốp lâu, giảm hao hụt phân bón, nước tưới và tăng năng suất.

 

2. Gieo tr ồng:

- Cần 200 - 250 gam hạt giống cho 1 ha đất (40 - 50 gói 5 gam). Gieo hạt vào bầu, rải Furadan hay Basudin để ngừa kiến, tưới Rovral ngừa nấm bệnh hại cây con.

- Cấy cây con ra đồng khi có 5 - 6 lá thật (30 - 35 ngày sau gieo). Trước cấy 2 - 3 ngày, giảm nước tưới và phun ngừa sâu bệnh (như Benlat C, Rovral… ) cho cây con. Có thể trồng ớt theo hàng đơn (1,20m x 0,4m x 1 cây) hay hàng đôi (chéo nanh sấu, cây cách cây 55 - 60 cm), mật độ 21.000 - 26.000 cây/ ha.

 

3. Chăm sóc:

3.1. Chăm sóc:

- Sau khi cấy 3 - 5 ngày, cấy dặm cây con để đảm bảo mật độ. Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới nưới nước đầy đủ, giữ ẩm thường xuyên nhưng không để úng nước.

 

3.2. Tỉa nhánh:

- Đối với ớt số 20 và ớt sừng vàng, cần tỉa bỏ tất cả cành từ dưới lên đến điểm phân cành đầu tiên để phần gốc thông thoáng, bỏ hoa tầng 1, 2, bắt đầu để trái từ tầng 3 trở đi.

- Đối với ớt chỉ thiên, mức độ cần tỉa ít hơn, chỉ bỏ cành sát gốc, không cần tỉa đến điểm phân cành. Nên tỉa cành vào lúc nắng ráo.

 

3.3. Cắm le:

- Cần cắm le để giữ cây không ngã, cành mang nhiều trái không bị gãy. Mỗi hàng cây dài 20m cắm 2 cây lớn cao 1,2m ở 2 đầu hàng, cây cao tới đâu, căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.

 

4. Bón phân:

- Tùy độ phì của đất từng vùng mà bón phân cho hợp lý. Thông thường, mỗi ha bón 500 - 1000 kg vôi lúc cày lần đầu (tùy đất chua ít nhiều). Phân NPK 16-16-8 thì lượng phân cần cho 1 ha 1000 - 1200 kg  (ớt chỉ thiên) đến 1500 kg (ớt 20 và sừng vàng) chia ra bón lót 400 - 500 kg 7 ngày trước trồng, bón thúc 20 - 25 ngày/ lần, mỗi lần 200 kg (ớt chỉ thiên) đến 300 kg (ớt 20 và sừng vàng). Cần bón cân đối NPK, bón thiếu phân, cây yếu, trái ít. Phun phân bón lá SUPERMES giai đoạn cây tăng trưởng. Giai đoạn nuôi trái, cần bón đủ Kali, phun CaCl2 định kỳ 10 - 15 ngày/ lần để ngừa thối đuôi trái. Phun phân vi lượng có Bo như Botrax, A-xit Bo-ric để dễ đậu trái và ngừa sẹo trái.

 

5. Phòng trừ sâu bệnh:

- Sau khi gieo, rải Furadan (20 kg/ ha) ngừa sâu đất, kiến phá cây con, phun Mocap (50cc/ bình 16 lít/ 1000 m2) hoặc Sincosin để ngừa tuyến trùng.

- Tưới và phun định kỳ Benlate C, Copper B, Topsin M để ngừa bệnh hại cây con.

- Phun Ofunack, Netoxin, Trigard… ngay khi thấy sâu vẽ bùa đục trên lá non.

- Đối với bọ trĩ (rầy lủa), rầu mềm, thấy 2 – 3 con/ lá cần phun ngay Regent, Confidor, Lannate, Danitol, Admire… để tránh lây nhiễm bệnh từ bi (khảm do virus) rất khó trị.

- Bệnh héo tươi do vi khuẩn: cây chết nhanh khi lá chưa kịp vàng. Phòng trừ tổng hợp như chọn chân đất phì nhiêu, thoát nước tốt, cày ải phơi đất, bón vôi sớm, bón phân NPK cân đối, tưới thuốc gốc đồng (booc-đô, Kasuran… ) định kỳ, giai đoạn mang trái, phun Streptomycin, Kasugamycin, Starner, Sasa…

- Bệnh thối thân do nấm Fusarium và khoang cổ do Pythium: áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp như trên, tưới định kỳ thuốc gốc đồng (Copper B, Benlate C, Booc-đô, Champion… ) để hạn chế lây lan bệnh, phun Rovral, Topsin M, Ridomil… khi bệnh chớm xuất hiện.

- Bệnh thán thư (nổ trái): Do nấm Collectotrichun sp, mùa mưa bệnh nhiều, cần phun chế phẩm EM để tăng sức đề kháng của cây, phun FORAXYL 35WP, Score hay Ridomil khi bệnh mới chớm xuất hiện, phun lập lại mỗi tuần nếu thời tiết nóng ẩm kéo dài.

- Bệnh sương mai: Phun Daconil, Carbendazim, Aliette…

 

6. Thu hoạch:

- Bắt đầu thu trái 100 - 110 ngày sau khi gieo hay 75 - 78 ngày sau cấy, trái chín tập trung. Tùy chế độ chăm sóc, thời gian thu có thể kéo dài.

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0.0

Bài cũ hơn

 Thăm dò ý kiến

Nội dung trang web có giúp bạn ?
Tổng câu trả lời: 12738

  Đăng nhập

  Liên kết

  • Cây giống
  •  Thống kê


    Đang Online 1
    Khách 1
    Người sử dụng 0