7:11 AM , 29

  Kỹ Thuật Trồng

Trang nhất » Kỹ Thuật Trồng » Cây Công Nghiệp

Kỹ thuật trồng cây hồ tiêu

11:10 AM, 2012-09-30
Cây hồ tiêu là cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm, dạng cây leo, hạt có vị cay đặc biệt tinh dầu có hương thơm. Hạt tiêu là gia vị quí hiếm, được trồng phổ biến ở nhiểu nước viễn Đông. Ở Việt Nam Hồ tiêu được trồng lâu đời ở vùng Quảng Trị, Hà Tiên sau này được trồng phổ biến ở các vùng đông nam bộ, tây nguyên.

Nước ta có nhiều giống tiêu tốt có thể xuất khẩu, như tiêu đất đỏ (Bà Rịa), Tiên Sơn (Play-ku), Tiêu Phú Quốc, Tiêu Quảng Trị hoặc giống tiêu nhập nội Lada belangtung (Indonẽia) Cho năng suất cao có sức chống chiụ sâu bệnh nhất là bênh tuyến trùng dễ. 

Lấy giống hồ tiêu ở những bụi tiêu to mọc khỏe xanh tốt không bị sâu bệnh.

Trên dây tiêu ta có thể lấy cả ba cành để làm giống.
1. Từ nhánh ác: nếu sản xuất cây non từ nhánh ác thì cây cho trái sớm trong vòng 1 năm sau khi trồng. Cây phát triển chậm không leo mà mọc thành bụi nên không không cần nọc tuy nhiên năng suất thấp và tuổi thọ cũng không cao (7-8 năm) cho nên chỉ trồng để sử dụng trong gia đình ít phổ biến trồng đại trà cho sản xuất. 
2. Từ cành thân: Hom lấy từ cành thân (thân chính) rất phổ biến hom được lấy từ phần ngọn vào phần thân của dây tiêu sau khi đã trồng được 1-1,5 năm cây non phát triển nhanh từ thân chính cho nhiều nhánh ác cho trái sớm sau 2-3 năm trồng Tiềm năng năng suất cao và tuổi thọ cũng cao (20-25 năm) rất thích hợp trong việc trồng tiêu xuất khẩu.
3. Từ cành lươn: Hom lấy từ dây lươn cây cho trái chậm hơn 3-4 năm sau khi trồng song tiềm năng cho năng suất cao và tuổi thọ cũng cao nhất thích hợp cho chuyên canh hơn nữa hom từ dây lươn rẻ, dồi dào hơn.
Như vậy ta nên lấy từ thân chính và dây lươn để nhân giống cho sản xuất không nên lấy từ nhánh ác.

Đất trồng
Tiêu thích ẩm mà không chịu úng, úng là điều tối kị với cây tiêu vì rễ cây tiêu ăn cạn nên đòi hỏi đất có tầng đất mặt tơi xốp giàu có chất hữu cơ.
Cây hồ tiêu có thể trồng được trên nhiều chân đất khác nhau như đất đỏ bazan, saphiến thạch phù sa bồi tù.... nhưng đất phải tơi xốp đủ ẩm không được ngập ứng.
Tầng đất dày tơi xốp, độ sâu 50-100 cm có nhiều mùn.
Đất có khả năng giữ nước cao và thoát nước tốt
Độ pH 5,5-7 nếu đất chua phải bón vôi để cải tạo
ở các nơi có gió lớn phải trồng cây che chắn gió

Ươm giống tiêu
Lấy hom ở thân chính hoặc thân lươn trước đó 10-12 ngày phải cắt bỏ ngọn và các cành ngang, cắt mỗi hom 2-3 đốt dài khoảng 20-30 cm chọn cành bánh tẻ đoạn ngọn, đoạn gốc có rễ và mắt các mắt có khả năng ra mầm).
Hom giống sau khi cắt có thể trồng ngay hoặc giâm hom vào cát ẩm túi bầu bằng nilon dài 25cm rộng 15cm đục 8-10 lỗ ở đáy và đổ vào túi 0,5kg phân chuồng hoai mục + 1,5kg đất mặt+ 5g supe lân trộn kỹ.
Chọc lỗ đặt hom, hai mắt (hai lá) nằm trong đất, ấn chặt đất, tưới ẩm nước.
Xếp các túi bầu theo luống rộng 1,2-1,5cm, làm giàn che kín chống năng cứ sau mỗi tháng bỏ bớt giàn che cuối cùng chỉ để 50-60% ánh sáng lọt xuống. Hàng ngày tưới nước tạo độ ẩm cho cây. Những ngày mưa to hoặc độ ẩm cao thì không tưới.
Ở Quảng Trị thời vụ chính để ươm tiêu vào tháng 8-9 ngoài ra còn có thêm vụ xuân tháng 2-3.

Cách trồng
Đào hố 60x60cm sâu 50cm
Phân bón cho 1 hố: Phân mặt đất +10-15kg phân chuồng hoai mục+ 0,3kg supe lân+0,5kg vôi trộn đều để 15-20 ngày mới trồng.
Khi trồng cuốc một hố nhỏ đặt bầu cách choái 20-25 cm và nghiêng hướng về choái với một góc 450C tháo túi nilon nén chặt đất quanh bầu tạo bồn ổ gà xung quanh tưới ẩm nước và dùng rác khô phủ lên làm phên che nắng cho tiêu.
Thời vụ trồng thích hợp nhất là mùa mưa tháng 9-10 cho cây kịp lớn để mùa khô tiêu đủ sức chịu hạn. Tiêu trồng sau ươm 6-12 tháng.
Mật độ: Tùy theo đất tốt hay xấu choái sống hay chết mà có thể trồng ở mật độ 2,5x2,5m (cây cách cây là 2,5m, hàng cách hàng 2,5 m) hoặc 2,5x3m (cây cách cây 2,5 m, hàng cách hàng 3m)
Chú ý: Bố trí hàng tiêu theo hướng đông tây để tiêu có nhiêu ánh nắng nuôi quả.

Bón phân và chăm sóc
Muốn tiêu có năng suất cao cần phải có chế độ bón phân hợp lí:
Lượng phân bón cho một gốc tiêu/năm.
Tuổi cây Phân hữu cơ kg Phân ure gam Supe lân gam KCl gam 
Năm 1 10-15 150 300 80 
Năm 2 15 200 300 120 
Năm >3 15-20 300-500 450-500 200-250 

Thời kỳ bón
Năm 1: 
bón lót 100% phân chuồng và lân (10-15kg phân chuồng +300 gam phân lân)
sau trồng 1-2 tháng bón ½ ure +1/2 Kali (75g ure +40g kali)
Cuối mùa mưa bón ½ ure + 1/2 Kali (75g ure +40g kali)

Năm 2:
Đầu mùa mưa bón 100% phân hữu cơ + lân+1/2 ure+1/2 kali (15kg phân chuồng + 300g lân+ 100g ure + 60g kali)
Giữa mùa mưa bón ½ ure + ½ kali còn lại (100gure+60g kali)

Năm thứ 3 trời đi:
Sau khi hái quả bón 100% phân hữu cơ +1/2 phân lân+ ½ ure+ ½ kali (15-20kg phân chuồng+225g lân + 250 ure+ 199-125 kali).

Cách bón:
Đào xung quanh gốc tiêu cho phân vào rồi lấp, đào sâu 20-30 cm (tùy theo tuổi)./

Chăm sóc
- Năm trồng mới thường xuyên tưới nước cho cây cần kết hợp che chắn và tủ gốc cho tiêu.
- Thời kì kinh doanh tưới nước cho cây tiêu là cần thiết 
- Sau khi thu hoạch trong mùa khô cần cắt tỉa bớt lá cũng là sự hạn chế sự tiêu phí nước của cây đồng thời kích thích cây phân hóa mầm cho vụ sau.
Chú ý: mùa mưa phải bớt rác tủ gần gốc tiêu để gốc tiêu khỏi thối do mầm bênh.

Buộc đốn, tạo hình tiêu
Sau khi trồng nếu gốc tiêu phát triển tới choái thì dùng dây mềm để buộc tiêu vào thân choái. Dây dùng để buộc phải dùng loại dây chắc bền, không hút nước. Tốt nhất là dùng các loại dây nilon mỏng để buộc, không nên dùng các loại dây hút nước như dây chuối khô, dây vải...
Vì các loại dây này giữ nước làm các loại nấm bệnh phát triển ngay tại chỗ buộc. Khi buộc không nên buộc quá chặt vì dây tiêu còn lớn, nhưng cũng không nên quá lỏng. Trong khoảng thời gian đầu mới trồng cây phát triển nhanh, hàng tuần cần phải tiến hành cột dây tiêu.
Khi tiêu leo 60-80cm chưa phát triển cành ngang thì bấm ngọn
Cành ngang xuất hiện ở độ cao trên 1,5m dung biện pháp đốn cây tiêu.

Kỹ thuật đốn
Cắt hết lá trên đoạn thân già và bánh tẻ gỡ dây tiêu ra khỏi choái đào rãnh xung quanh choái có độ sâu 10-15cm bón một lớp phân chuồng hoai mục đặt cây tiêu uốn theo rãnh lấp đất, phần ngọn còn lại buộc vào choái.
Thời gian đốn tiêu tốt nhất là mùa mưa 
Đối với cây già ở phía trong giáp với choái cần chọn lọc cắt tỉa bớt sau một vụ thu hoạch tạo hình, tỉa bớt cành yếu bị che lấp ánh sáng. Cành bị sâu bênh

Cây làm choái
Chóai tiêu giữ một vai trò quan trọng đối với đời sống cây tiêu, vì đời sống cây tiêu kéo dài 20-25năm. Tùy theo điều kiện cụ thể có thể dùng các cây choái khác nhau.

Cây chóai sống
Cây mít, cây vông, cây long mức... khi trồng cây choái sống nên đào hố sâu hạn chế rễ ăn ngang sau này nổi lên mặt đất tranh chấp dinh dưỡng cây hồ tiêu.

Choái sống phải trồng trước 1 vài năm
Cây choái chết bằng gỗ
Các loại cây căm xe, cà chắc, làu táu... thường đốt xém xung quanh thành gờ để giúp rễ tiêu bám dễ dàng, cây thẳng cao 4-5m.

Choái cây bằng gach
Dùng gạch đá xây trụ khép kín dày có đường kính 0,7-0,8m.

Thu hoạch và chế biến
Tiêu chuẩn buồng tiêu khi thu hoạch: Màu buồng tiêu từ xanh thẫm chuyển sang màu vàng óng có sọ cứng.
Hái cả buồng nếu tỉ lệ chín trên 50% thì để riêng không ảnh hưởng chất lượng tiêu
Tách hạt sao cho bi giập nhúng vào nước vôi 1-2 phút đảo để (chú ý không nhúng lâu, rồi đem phơi hoặc ủ 5-6h).

Tổng số điểm của bài viết là: 0.0

Bài cũ hơn

 Thăm dò ý kiến

Nội dung trang web có giúp bạn ?
Tổng câu trả lời: 12738

  Đăng nhập

  Liên kết

  • Cây giống
  •  Thống kê


    Đang Online 1
    Khách 1
    Người sử dụng 0