3:42 PM , 14

  Kỹ Thuật Trồng

Trang nhất » Kỹ Thuật Trồng » Cây ăn quả

Kỹ thuật trồng cây táo

6:25 PM, 2012-06-19
Táo là cây ưa sáng, không chịu rậm. Có thể trồng trên nhiều lọai đất khác nhau (từ đất sét trung bình đến đất cát) nhưng thích hợp nhất trên đất thịt pha cát, giàu dinh dưỡng.

1. Điều kiện ngoại cảnh

Táo là cây ưa sáng, không chịu rậm. Có thể trồng trên nhiều lọai đất khác nhau (từ đất sét trung bình đến đất cát) nhưng thích hợp nhất trên đất thịt pha cát, giàu dinh dưỡng.

2. Giống:

- Táo Thiện Phiến: trái to, cơm dày khi chín có màu vàng., cơm màu trắng hột nhỏ, khỏang 35 – 40 trái/kg, có sức chống chịu tốt, năng suất cao.
- Táo Gia Lộc: trái hình xoan có vị ngọt, chín màu vàng đẹp, khỏang 40 -45 trái/kg, năng suất cao.
- Táo Lào: trái hình xoan, đuôi nhọn, chín màu vàng, khỏang 35 – 40 trái/kg.
- Táo chua: Trái hình cầu hoặc hình trái xoan, trái nhỏ khỏang 90 – 100 tar1i/kg, khi chín có mùi thơm, sức chống chịu tốt nên thường được dùng làm gốc ghép.
- Táo Hồng xanh: trái hình tráng, da xanh sậm, có vị chua ngọt, khỏang 35 – 40 trái/kg.
- Táo Thái Lan (có 2 giống) : giống quả tròn và giống quả dài, các giống táo này trái to, vị chua ngọt.
Có nhiều cách nhân giống táo, có thể từ hạt hoặc chiết, ghép cành, nhưng phổ biến hiện nay là ghép nêm. Gốc ghép là táo chua, có thích nghi điều kiện đất đai khắc nghiệt.

3. Trồng và chăm sóc

3.1. Thời vụ:
Có thể trồng được quanh năm, tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa để tốt công tưới.

3.2. Chuẩn bị đất trồng:
Khi trồng trên liếp đào hố 40 x 40 x 40 cm trước khi trồng khỏang một tháng. Sau đó bón phân cho mỗi hố 10 kg phân hữu cơ, 1 kg super lân và 0,2 kg NPK (20 : 20 :15), đắp mô rộng 60 – 80 cm, cao 20 – 30 cm.

4. Khoảng cách trồng:

Có thể trồng với các khỏang cách là 40 x 40 cm, 40 x 50 cm, nhưng thích hợp nhất nên trồng khỏang cách 40 x 50 cm.

5. Phân bón

Cây 1 năm tuổi: bón cho mỗi cây 10 kg phân hữu cơ, 0,1 kg super lân, 0,6 kg NPK (20 : 20 : 20 :15). Chia đều bốn lần bón trong năm, mỗi lần cách nhau hai tháng sau khi trồng. Riêng phân hữu cơ sẽ được bón lót trước khi trồng.

Cây 2 năm tuổi trở lên: bón cho mỗi cây 1,0 – 1,5 kg NPK (20 : 20 :15), chia đều bốn lần bón vào các tháng 1, 3, 5, 7 , mỗi lần 0,2 – 0,3 kg NPK (20 : 20 :15). Sau khi thu họach vụ trước khỏang 5 – 7 ngày tiến hành đốn tái sinh kết hợp bón thêm 10 – 20 kg phân hữu cơ cho mỗi cây. Khi bón nên đào rãnh hoặc đào hốc xung quanh tán cây bón phân và lấp đất lại.

6. Chăm sóc

- Tưới nước : cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.
- Sau khi thu họach vụ trước cần đốn cành tạo tán và làm cho cây trẻ lại để vụ sau ra hoa kết quả nhiều hơn. Thời gian đốn tốt nhất là trung tuần tháng 3. Đối với cây mới trồng từ 1 – 4 năm năm chỉ nên đốn nhẹ, tức là cắt tòan cành cấp 2, cấp 3 là những cành mang trái, kết hợp cắt bớt độ dài của cành cấp 1 (cành chính). Đối với những cây đã được 4 – 5 năm tuổi thì đốn đau để cho cây giao tán vào thời kỳ ra hoa.
- Cắt bỏ cành bị sâu bệnh, cành dưới tán, sau đó quét vôi. Có thể đốn tái sinh để rải vụ thu họach, nhưng cần tránh đốn vào mùa mưa.
- Nên trồng xen một số lọai cây rau màu, đậu khi đốn tái sinh cây táo để tăng thu nhập và hạn chế bớt cỏ dại.

7. Phòng trừ sâu bệnh

7.1. Ruồi đục trái (Bactrocera dorsalis)

Ruồi trưởng thành có màu nâu lợt, đẻ trứng vào vỏ trái táo khi sắp chín, trứng nở thành dòi đục vào bên trong thịt trái và sẽ làm nhộng trong đất.
Biện pháp phòng trị: nên thu họach trái sớm trước khi chín. Thu gom và tiêu hủy trái bị nhiễm. Dùng bẫy mồi (sùng cây é tía, khóm, chuối,…trộn với thuốc Regent 0,3G), hoặc dùng Vizubon D, Ruvacon.

7.2. Rệp sáp

Gây hại bằng cách chích hút trên các đọt non, cuống hoa, cuống tar1i non làm cho đầu cành bị quăn queo, không phatù triển, hoa và trái bị rụng.
Biện pháp phòng trị: sử dụng thuốc Actata, Applaud, Admire,…để trị và rải Regent dưới gốc để diệt và đuổi kiến.

7.3. Sâu đục trái

Thành trùng là lọai bướm nhỏ màu đen, họat động về đêm, đẻ trứng trên trái non, trứng nở ra sâu, sâu có màu hồng, đầu nhỏ màu nâu, đục vào trong trái để ăn. Sâu làm nhộng trong các lá chung quanh.
Biện pháp phòng trị: sử dụng thuốcRegent 800 WG, Padan 95 SP,…. khi trái còn non.

7.4. Bệnh thối trái (do nhiều lọai nấm gây ra)

- Nấm Phytopthora cactorum: Bệnh gây thối trái nặng trong mùa mưa, trên trái già sắp chín. Vùng thối ướt nước, có màu nâu nhạt, sau đó sậm màu, nâu dần và thối nhũn. Bệnh lan khắp trái làm cho trái rụng. Bệnh còn có thể gây thối cổ rễ.
- Nấm Rhizopus arrhizus: Bệnh làm cho vỏ trái bị thối nâu dễ bong ra, thịt trái bị thối nhũn, chua, không có mùi hôi, phủ lớp tơ đen dày đặc trên trái và lan sang các trái khác lân cận.
Biện pháp phòng trị:
+ Thu gom và tiêu hủy trái bị bệnh
+ Trị: sử dụng thuốc để phun như Benomyl, Ridomyl, Aliette,….

7.5. Bệnh thối nhũn trái (do nấm Penicillium expansum):

Trái bị bệnh có vùng nhạt màu, mềm, sũng nước, bốc mùi hôi mốc rất mạnh. Vùng thối lan nhanh, làm trái bị nhũn ra.
Biện pháp phòng trị: tránh làm xây xát trái khi thu hoạch, lọai bỏ trái bị bệnh.

8. Thu họach
Từ khi ra hoa đến khi thu họach khỏang 4 tháng. Trái chín sẽ có da láng, chuyển sang màu nhạt hơn và có màu sáng, có mùi thơm. Có thể chia ra thu họach thành nhiều đợt do trái chín không tập trung.


Tổng số điểm của bài viết là: 5.0

Bài cũ hơn

 Thăm dò ý kiến

Nội dung trang web có giúp bạn ?
Tổng câu trả lời: 12738

  Đăng nhập

  Liên kết

  • Cây giống
  •  Thống kê


    Đang Online 1
    Khách 1
    Người sử dụng 0