6:49 PM , 23

Trang nhất » Sâu Bệnh Thời Vụ » Trên cây rau

Bệnh thán thư ớt

11:27 PM, 2012-09-20

 [Colletotrichum nigrum Ell et Hals; Colletotrichum capsici (Syd.) Butler and Bisby] 

Bệnh rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, ñặc biệt là các nước có khí hậu nhiệt 

ñới. Bệnh gây hại nặng trên hầu hết các vùng trồng  ớt  ở nước ta. Tỷ lệ bệnh  ở những 

ruộng nhiễm bệnh nặng có thể lên tới 70%. 

TRIỆU CHỨNG BỆNH

Bệnh có thể hại thân, lá, quả và hạt, nhưng hại chủ yếu trên quả vào giai ñoạn chín. 

Vết bệnh ban ñầu là một ñốm nhỏ, hơi lõm, ướt trên bề mặt vỏ quả, sau 2 -3 ngày kích 

thước vết bệnh có thể lên tới 1cm ñường kính. Vết bệnh thường có hình thoi, lõm, phân 

ranh giới giữa mô bệnh là một ñường màu ñen chạy dọc theo vết bệnh. Trên bề mặt vết 

bệnh có những chấm nhỏ là ñĩa cành của nấm gây bệnh. Các vết bệnh có thể liên kết với 

nhau làm quả bị thối, vỏ khô có màu trắng vàng bẩn. 

Nấm có thể gây hại trên một số chồi non, gây hiện tượng thối ngọn ớt. Chồi bị hại có 

màu nâu ñen, bệnh có thể phát triển nặng làm cây bị chết dần hoặc cây bệnh có quả ở từng 

phần nhưng quả ít, chất lượng kém. 

Bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa và có nhiệt độ cao, mùa nắng bệnh ít gây hại hơn.

Bệnh thường gây hại từ già đến chín, nếu giống mẫn cảm bệnh gây hại cả trên trái non.

  
Triệu chứng thán thư trái (Nguồn: Trần Thị Ba, ĐHCT)

Vết bệnh lúc đầu là những đốm tròn có màu xanh đậm, sau đó vết bệnh lớn dần có hình tròn hoặc bầu dục, vết bệnh lõm xuống có màu vàng nhạt đến trắng xám hoặc đen.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Nếu vết bệnh có màu trắng trắng xám, bên trong có nhiều vòng đồng tâm nhô lên và có màu vàng nhạt, trên đố có những chấm nhỏ li ti màu vàng do nấm Colletotrichum spp. gây ra (Colletotrichum gloeosprioidesC. capsiciC. acutatumC. coccodes).


(Nguồn: Nguyễn Thị Quế Phương, ĐHCT)

Nếu vết bệnh có màu đen không có nhiều vòng đồng tâm, trong vết bệnh có nhiều chấm nhỏ li ti màu đen, và chỉ gây hại trên trái chín mà thôi, do nấm Volutella sp. gây ra.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

- Nấm tồn tại trong tàn dư thực vật, thu hái các trái bệnh đem thu huỷ.

- Luân canh, không trồng cây họ cà ớt trong vòng 2 - 3 năm.

- Chọn giống kháng bệnh, tăng cường bón thêm phân chuồng hoai mục cho ruộng ớt.

- Tránh trồng ớt trong mùa mưa.

- Phun thuốc Copper B 75 WP, Score 250 EC, Appencarb, FOLPAN 50SC, ... nồng độ 0,2 - 0,5% khi bệnh gây hại.


12.2. Nguyên nhân gây bệnh - ðặc ñiểm phát sinh, phát triển bệnh 

Bệnh do hai loại nấm Colletotrichum nigrum Ell et Hals và Colletotrichum capsici

(Syd.) Butler and Bisby gây ra. Hai loại nấm trên thường song song phá hại làm quả ớt bị

thối nhanh chóng. 

ðĩa cành của nấm C. nigrum ñường kính từ 120 – 280 µm có nhiều lông gai ñen 

nhọn ở ñỉnh, kích thước 55 - 190 x 6,5 - 65µm bào tử phân sinh hình bầu dục hoặc hình 

trụ hai ñầu tròn, không màu, ñơn bào, kích thước 18 - 25 x 3 µm. Cành bào tử phân sinh 

ngắn hình gậy kích thước 20 - 50 x 25 µm. 

Ở nấm C. capsici thì ñĩa cành có ñường kính 70 – 100 µm có lông gai màu nâu sẫm, 

ñỉnh có màu hơi nhạt có nhiều ngăn ngang và dài tới 150 µm. Bào tử phân sinh không 

màu, ñơn bào, hơi cong hình lưỡi liềm, kích thước 17 - 28 x 3 – 4 µm có giọt dầu bên 

trong. 

Bào tử phân sinh của hai loại nấm này nảy mầmtrong nước sau 4 giờ, nhiệt ñộ thích 

hợp cho nấm gây bệnh là 28 - 30

0

C. Bệnh phát triển mạnh trong ñiều kiện nhiệt ñộ cao, 

ẩm ñộ cao. Bào tử phát tán nhờ gió và nhờ côn trùng. Bệnh gây thiệt hại lớn trong những 

năm mưa nhiều. Ở nước ta, bệnh phát triển mạnh vào tháng 5 - 7 khi cây ớt ñang ở thời kỳ

thu hoạch quả. Bệnh còn gây hại vào giai ñoạn sau thu hoạch trong quá trình bảo quản và 

vận chuyển. Ở những ruộng bón ñạm nhiều, mật ñộ trồng cao bệnh nặng. Giống ớt chìa 

vôi Huế và sừng bò nhiễm bệnh nặng hơn các giống chỉ thiên và một số giống Thái Lan 

nhập nội. 

Nấm tồn tại trên hạt giống dưới dạng sợi nấm và bào tử phân sinh và trên tàn dư cây 

bệnh. Bào tử phân sinh có sức sống cao, trong ñiều kiện khô mặc dù tàn dư bị vùi trong 

ñất vẫn có thể nảy mầmvào vụ sau

12..3. Biện pháp phòng trừ

Tiêu diệt nguồn bệnh. Dọn sạch tàn dư cây bệnh, chọn hạt giống khoẻ, sạch bệnh. 

Xử lý hạt giống với nước nóng 52

0

C trong 2 giờ hoặc KMnO4

 0,1% từ 1 - 2 giờ hoặc với 

các loại thuốc trừ nấm.  

Luân canh với cây trồng khác họ. Bố trí mật ñộ trồng thích hợp. Diệt côn trùng hại 

quả. Khi bệnh xuất hiện có thể phun một số loại thuốc sau: Benlate 50WP 1 kg/ha; Topsin 

M 70WP 0,4 - 0,6 kg/ha; Score 250ND 0,5 lít/ha. 


Tổng số điểm của bài viết là: 0.0

Bài cũ hơn

 Thăm dò ý kiến

Nội dung trang web có giúp bạn ?
Tổng câu trả lời: 12738

  Đăng nhập

  Liên kết

  • Cây giống
  •  Thống kê


    Đang Online 1
    Khách 1
    Người sử dụng 0