7:37 AM , 25

Trang nhất » Hỏi Đáp ? » 2012 » Tháng chín » 26

QUY TRÌNH CHĂM BÓN CHO CÂY LÚA

11:34 PM, 2012-09-26

 

 

 

II. CHUẨN BỊ ĐẤT

Đối với vụ Đông xuân:

  • Dọn sạch cỏ.
  • Trục đánh bùn và san bằng mặt ruộng bằng máy cày bánh lồng có trang kèm theo.

Đối với vụ Hè thu:

  • Cày đất bằng máy với độ sâu từ 15-20 cm.
  • Phơi ải trong thời gian 1 tháng.
  • Bừa, trục và san bằng mặt ruộng bằng máy kéo bánh lồng có công cụ trang phẳng mặt ruộng kèm theo. 

Chú ý: Ruộng phải bằng phẳng, có hệ thống thoát nước tốt và không đọng nước.

III. BIỆN PHÁP GIEO SẠ

Chuẩn bị hạt giống

  • Làm sạch hạt lúa trước khi ngâm ủ bằng cách ngâm hạt trong nước muối 15% để loại bỏ hạt lép lửng và lẫn tạp.
  • Sau đó, cho vào bao ngâm trong nước sạch 24 - 30 giờ. Xử lý hạt giống trước khi đem ủ bằng phân bón lá VƯỜN SINH THÁI
  • Rửa bằng nước sạch, để ráo nước, ủ trong 24 – 36 giờ  tùy giống đảm bảo hạt vừa nhú mầm.
  • Xử lý với SP VƯỜN SINH THÁI (tốt nhất là lúc ngót lần cuối khoảng 12 giờ trước khi gieo) trước khi gieo.

Biện pháp gieo sạ

  • Gieo hàng bằng công cụ gieo hàng kéo tay hoặc liên hợp với máy kéo.
  • Lượng hạt giống gieo: 100-120 kg/ha.
  • Khoảng cách gieo: hàng cách hàng 20 cm.

 IV. BÓN PHÂN

Ở giai đoạn bón lót từ (7-10 NSS) giai đoạn để nhánh (22-25 NSS) và làm đồng (42-45 NSS), sử dụng bảng so màu lá để điều chỉnh lượng phân đạm cần bón.

Tùy theo loại đất và mùa vụ mà loại phân, liều lượng và thời gian bón cho lúa (tính cho 1000 m2) như sau:

*Đất phù sa:

  • Vụ hè thu: Nên bón lót trước khi gieo 125 - 150kg phân hữu cơ sinh họcĐA HUMIX 3-1-1 hoặc POLYFA (dạng hạt) + 50kg DAP (hoặc có thể bón ở giai đoạn 7-10 ngày sau gieo); ở giai đoạn 7-10 ngày sau gieo (NSG) * giai đoạn 22-25 NSG bón: 125-150 kg phân huu cơ ĐA HUMIX 3-1-1 + 40-50 kg NPK; giai đoạn 42-45 NSG bón: 125 - 150kg phân hưu cơ ĐA HUMIX 3-1-1 + 40 kg NPK + 20kg KCl.
  • Vụ đông xuân:cách bón như vụ hè thu nhung lượng huu cơ giảm từ 5kg cho một công 

Đất phèn nhẹ và trung bình

Nên sử dụng bón gốc (dạng bột) BIOMIX 1kg + phân hữu cơ ĐA HUMIX 3-1-1

Bón cho 7-10 công cho 2 giai đoạn từ 7-10 (NSS) và 20-22 (NSS)

*Sử dụng phân bón lá: Để cung cấp kịp thời dinh dưỡng cho sự phát triển của cây lúa theo từng giai đoạn có thể sử dụng phân bón lá theo quy trình sau:

+ Giai đoạn 7-10 ngày sau gieo phun VƯỜN SINH THÁI chuyên lúa để kích thích bộ rễ lúa phát triển mạnh.

+ Giai đoạn sau sạ 15 – 20 ngày phun VƯỜN SINH THÁI, GIÀU LÂN VÀ MAGIÊ - THẦN DƯỢC GIẢI ĐỘC PHÈN để kích thích lúa đẻ nhánh (ở những vùng đất phèn, lúa bị ngộ độc hữu cơ có thể phun sớm hơn (7 ngày sau gieo) và phun định kỳ cách nhau 7 ngày/lần).

+ Giai đoạn 40 – 45 ngày sau sạ phun VƯỜN SINH THÁI - SIÊU TO HẠT GIÀU LÂN VÀ MAGIÊ - THẦN DƯỢC GIẢI ĐỘC PHÈN để giúp lúa làm đồng tốt, đồng to mập.

+ Khi lúa bắt đầu trổ sẹt phun VƯỜN SINH THÁI giúp tăng tỉ lệ hạt chắc/bông, giảm tỉ lệ bạc bụng.

V. QUẢN LÝ NƯỚC

- Giai đoạn cây con (0-7 NSG): rút cạn nước trước khi sạ và giữ khô mặt ruộng trong vòng 3 ngày sau khi gieo, ngày thứ 4 cho nước láng mặt ruộng 1 ngày sau đó rút cạn để đảm bảo đủ ẩm bề mặt ruộng.

- Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (7-42 NSG): Giữ nước trên mặt ruộng ở mức 5-7 cm. Trong giai đoạn này vào lúc khoảng 30-35 NSG cần tháo cạn nước cho đất nứt nẻ chân chim, lá lúa hơi vàng, sau đó cho nước mới vào.

- Giai đoạn sinh trưởng sinh thực (42-65 NSG): Giữ nước trong ruộng ở mức 3-5 cm.

- Giai đoạn chín (65-95 NSG): Giữ nước trong ruộng ở mức 2-3 cm cho đến giai đoạn chín vàng (7-10 ngày trước khi thu hoạch) tháo cạn nước trong ruộng.

 VIII. PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI

Bệnh đạo ôn

Bệnh khô vằn

Bệnh Bạc lá

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0.0

Bài cũ hơn

 Thăm dò ý kiến

Nội dung trang web có giúp bạn ?
Tổng câu trả lời: 12738

  Đăng nhập

  Lịch

«  Tháng chín 2012  »
Cn234567
      1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
30

  Liên kết

  • Cây giống
  •  Thống kê


    Đang Online 1
    Khách 1
    Người sử dụng 0