3:31 AM , 24

Trang nhất » Hỏi Đáp ? » 2012 » Tháng chín » 26

Phân bón cho lúa sản xuất theo hướng VietGAP

11:32 PM, 2012-09-26

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) trên cây trồng là cần thiết nhằm tạo ra nông sản hàng hóa chất lượng cao, đồng đều, an toàn cho người sử dụng và môi trường. Trên các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao thì việc áp dụng GAP khá thuận lợi, còn trên cây lúa việc ứng dụng GAP còn khá mới mẻ. Trong những năm gần đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai xây dựng quy trình sản xuất lúa theo hướng GAP nhằm tăng chất lượng lúa gạo, theo đó sản phẩm lúa gạo phải không chứa dư lượng hóa chất và vi sinh vật gây hại; đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ sản xuất đến tiêu thụ, truy nguyên được nguồn gốc. 

Thực hiện sản xuất lúa VietGAP giúp nâng cao chất lượng lúa gạo, gia tăng được năng suất, ổn định sản xuất, bền vững môi trường và gia tăng thu nhập, lợi nhuận cho nông dân canh tác lúa. Muốn vậy, đòi hỏi người nông dân phải thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ, như: Gieo sạ tập trung, né rầy, sử dụng giống xác nhận, có năng suất chất lượng cao và chống chịu sâu bệnh, quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) áp dụng "3 giảm 3 tăng” hoặc "1 phải 5 giảm”, tiết kiệm nước, cơ giới hóa trong thu hoạch, bảo quản… Vậy phân bón có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra được hạt gạo chất lượng cao, không chứa dư lượng nitrat và các kim loại nặng, đồng thời đảm bảo được năng suất , giữ được sự bền vững về môi trường? Một loại phân bón đáp ứng được tiêu chuẩn của VietGAP đã được Công ty cổ phần phân bón Bình Điền nghiên cứu, sản xuất và thành công.
  
Trong phân bón ai cũng nhận thức được vai trò rất quan trọng của đạm (N), tuy nhiên tồn dư nitrat trong nông sản xuất phát từ việc quá lạm dụng phân đạm, bón không cân đối với lân và kali. Ô nhiễm nguồn nước vì hàm lượng nitrat vượt quá quy định một phần xuất phát từ việc bón quá nhiều đạm trong khi hiệu suất sử dụng của cây trồng lại thấp. Nguồn đạm cung cấp cho cây trồng chủ yếu từ Urea, khi urea được bón vào đất, cây trồng muốn sử dụng được phải nhờ men urease phân hủy thành amon (NH4+). Dạng NH4+, cây không kịp sử dụng sẽ rất dễ chuyển hóa thành NH3 (khí amoniac) bay hơi, hoặc chuyển thành dạng nitrat (NO3-), ở dạng này đạm dễ bị rửa trôi (do keo đất chủ yếu là keo âm, không hấp thụ ion âm) hoặc chuyển thành dạng N2 (khí Nitơ) và bay hơi. Quá trình trên làm lượng phân bị mất nhiều hơn lượng cây trồng có thể hấp thụ, điều này không chỉ gây lãng phí rất lớn cho người nông dân mà còn làm môi trường bị ô nhiễm do nguồn đạm tồn dư trong nguồn nước ở dạng nitrat. Theo viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) thì cây trồng chỉ sử dụng được 40-45% lượng đạm bón vào đất, lượng đạm còn lại bị mất bằng nhiều con đường khác nhau. Như vậy nếu người nông dân sử dụng quá nhiều phân đạm, bón phân không cân đối sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và môi trường, sẽ không đạt được tiêu chuẩn VietGAP. 

Công ty cổ phần phân bón Bình Điền được các nhà khoa học Mỹ chuyển giao công nghệ, nhờ đó đã sản xuất thành công phân bón chuyên dùng cho lúa gồm hai sản phẩm ĐầuTrâu TE+Agrotain lúa 1 và Đầu Trâu TE+Agrotain lúa 2. Đầu Trâu TE+Agrotain lúa 1 có thành phần đa trung vi lượng phù hợp, giúp cây lúa ra rễ mạnh, đẻ nhánh khỏe, tăng số nhánh hữu hiệu; Đâu Trâu TE+Agrtain lúa 2 nhờ  lượng đạm vừa phải, kali cao, trung vi lượng phù hợp, giúp cây lúa có đòng to, trỗ đều, bông lớn và nhiều hạt chắc. Đặc biệt 2 sản phẩm trên còn được bổ sung thêm 5% silic, thành phần quan trọng để tạo vỏ trấu, thân lúa nên giúp lúa cứng cây, hạn chế đỗ ngã và sâu bệnh. Bên cạnh đó hoạt chất Agrotain (N (n-Butyl) Thiophotphoric Triamide) có trong phân bón khống chế men urease làm chậm quá trình tan của urea, giúp cây lúa sử dụng phân bón một cách hiệu quả hơn, tránh thất thoát phân đạm, nhờ đó nguồn đạm không dư thừa, góp phần bảo vệ môi trường. Vì vậy, ngay từ vụ Hè thu 2010, Cty cổ phần phân bón Bình Điền phối hợp cùng Cục Trồng trọt tiến hành xây dựng mô hình sản xuất lúa theo hướng VietGAP tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Bước đầu cho kết quả rất khả quan. Cụ thể so với ruộng đối chứng mỗi ha nông dân giảm được khoảng 1 triệu đồng tiền phân bón và thuốc BVTV, giảm ngày công lao động, năng suất lúa bình quân đạt 5,79 tấn/ha, cao hơn ruộng đối chứng 0,87 tấn/ha. Giá thành sản xuất lúa theo VietGAP là 2,242 đồng/kg, thấp hơn 534 đồng/kg vơ với đối chứng, lợi nhuận cao hơn đối chứng khoảng 4,5 triệu đồng/ha. Các nông dân tham gia mô hình đều cho biết, lúa được bón phân Đầu Trâu TE+Agrotain lúa 1 và lúa 2 có bộ lá cứng, màu xanh sáng, bền màu, ruộng lúa thông thoáng nên tăng khả năng quang hợp, hạn chế sâu bệnh và đổ ngã.   

Ngay trong vụ Đông xuân 2010-2011, các mô hình VietGAP được thực hiện rộng từ Tây Ninh, An Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Kiên Giang, Hậu Giang với diện tích lên đến trên 1.000ha. Hiện lúa đang chuẩn bị thu hoạch. Theo nhận xét của nông dân thì năng suất lúa không dưới 8tấn/ha, đặc biệt hơn là giảm được phân bón, thuốc BVTV nên lợi nhuận thu được của người dân sẽ tăng cao hơn.                  
                                                                                
Quy trình bón phân cho lúa VietGAP:
                                                                                                                                         
- Thúc 1 (cây con, sau sạ 7-10 ngày): 
120-150 kg Đầu Trâu TE+Agrotain Lúa 1/ha.
- Thúc 2 (đẻ nhánh, sau sạ 18-20 ngày): 
125-175kg Đầu Trâu TE+Agrotain Lúa 1/ha
- Thúc 3 (đón đòng, 40-45 ngày): 
75-100 kg Đầu Trâu TE+Agrotain Lúa 2/ha.


Tổng số điểm của bài viết là: 0.0

Bài cũ hơn

 Thăm dò ý kiến

Nội dung trang web có giúp bạn ?
Tổng câu trả lời: 12738

  Đăng nhập

  Lịch

«  Tháng chín 2012  »
Cn234567
      1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
30

  Liên kết

  • Cây giống
  •  Thống kê


    Đang Online 1
    Khách 1
    Người sử dụng 0