8:56 PM , 28

Trang nhất » Khoa Học Trong Nước » 2015 » Tháng một » 24

Hấp dẫn mô hình trồng dưa lưới kỹ thuật cao

7:27 PM, 2015-01-24

Mô hình này hấp dẫn ở chỗ người trồng trở thành nhà đầu tư vốn 150 triệu/diện tích 500m2, mọi chuyện còn lại đã có chuyên gia lo, còn quá trình trồng trọt thì máy móc lo, thu hoạch thì thương lái lo, huê lợi đạt 60 triệu đồng/năm.

 

 

Mô hình trồng dưa lưới kỹ thuật cao hứa hẹn một phương cách phát triển kinh tế nông nghiệp phù hợp xu thế, hiệu quả cao cho bà con nông dân.

Hôm 13/11, đi cùng một nhóm doanh nhân đang tìm kiếm cơ hội đầu tư, chúng tôi được mời tham quan mô hình trồng dưa lưới kỹ thuật cao đầy hấp dẫn tại Trung tâm kỹ thuật và công nghệ sinh học Tiền Giang (ấp Hội Gia, xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho).

Trong khu nhà khung thép bọc lưới nhựa rộng 500m2, từng hàng dưa lưới thẳng tắp, lá xanh mướt, trái to lủng lẵng khiến chúng tôi không dễ dàng rời mắt sang chỗ nào khác. Đây là dưa lưới giống từ Nhật Bản, mỗi trái to tròn nặng khoảng 2kg, trái to nhất nặng hơn 2,5kg.

Dây dưa lưới không bò dưới đất hay làm giàn như lối trồng trọt truyền thống mà leo thẳng tắp theo những sợi dây nilon (loại đặc biệt dùng trong nông nghiệp công nghệ cao) được căng từ trần nhà xuống đến gốc dưa. Mỗi dây dưa lưới chỉ có một trái.

 

 

 

Từng hàng dưa lưới thẳng tắp bên trong nhà thép bọc lưới để phòng tránh côn trùng gây hại.

Dưa lưới không mọc lên từ đất mà từ túi nilon có đường kính cỡ gang tay người lớn, bề cao khoảng gang tay rưỡi. Trong túi chứa giá thể, tức thứ thay thế đất được trộn theo công thức mà chúng tôi thấy chủ yếu là sơ dừa.

Dưa lưới cũng không được tưới thủ công mà có hệ thống bơm tưới tự động được lập trình. Mỗi ống tưới giống hệt cây bút bi cắm thẳng vào túi giá thể. Mỗi gốc dưa đều có một “cây bút tưới” dính liền với ống nước cũng chỉ to hơn ruột cây bút bi một tý.

“Còn nước tưới dưa thì có thể dùng nguồn nước máy, nước giếng, nước sông, qua hệ thống xử lý rồi pha với các dưỡng chất cần thiết cho quá trình sinh trưởng của dưa. Dưa lưới trồng theo mô hình này chính xác là dưa sạch bởi không dùng bất kỳ loại thuốc trừ sâu hay kích thích tăng trưởng nào”

“Đây là vụ thứ 2, cũng sắp thu hoạch rồi. Vụ dưa đầu sau khi trừ toàn bộ chi phí, kể cả chi phí khấu hao nhà lưới, còn lãi hơn 7 triệu đồng, nếu không tính chi phí khấu hao thì lãi hơn 15 triệu/vụ”-tác giả mô hình, TS. Lê Quang Trí-Giám đốc trung tâm, nói với nhóm tham quan.

 

 

 

TS. Lê Quang Trí (thứ 2 từ trái sang) đang chia sẻ thông tin về mô hình trồng dưa lưới kỹ thuật cao cùng nhóm doanh nhân đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào vùng đất Tiền Giang trù phú.

TS. Trí, người từng học tại Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), đồng thời đảm nhiệm Phó Giám đốc Sở KH-CN Tiền Giang, cũng nói mô hình trồng dưa lưới kỹ thuật cao được đơn vị này thực hiện là nhằm giúp bà con nông dân “xem tận mắt, sờ tận tay” để tin tưởng và học làm theo.

“Với bà con nông dân muốn đầu tư mô hình trồng trọt kỹ thuật cao này, chúng tôi có đội ngũ thiết kế-thi công nhà lưới với toàn bộ thiết bị máy móc bên trong với giá dao động từ 280.000đ-300.000đ/m2. Tính ra với diện tích 500m2 mà anh chị đang đứng xem thì đầu tư khoảng 150 triệu đồng”-TS. Trí chia sẻ.

Về giống dưa lưới và giá thể trồng dưa cùng toàn bộ kỹ thuật cần thiết, TS. Trí nói Trung tâm sẽ chuyển giao, hướng dẫn toàn bộ cho đến khi dưa lưới mọc lên và có trái mới thôi. “Vụ dưa vừa rồi thương lái đến tận nơi, tự thu hoạch, thu mua với giá 22.000đ/kg”-tác giả mô hình thông tin thêm.

 

 

Một phụ nữ trong nhóm doanh nhân đến từ TP.HCM bị lôi cuốn bởi những trái dưa sạch to tròn lủng lẵng.

Với mô hình trồng dưa lưới kỹ thuật cao hấp dẫn này, bà con nông dân sẽ thực sự trở thành nhà đầu tư nông nghiệm công nghệ cao, đòi hỏi vốn 150 triệu cho diện tích 500m2, mọi chuyện còn lại đã có chuyên gia lo, còn quá trình trồng trọt thì máy móc lo, thu hoạch thì thương lái lo, huê lợi đạt 60 triệu đồng/năm.

Được biết, Trung tâm kỹ thuật và công nghệ sinh học Tiền Giang, nơi TS. Trí cùng các đồng sự đang nỗ lực giúp bà con nông dân tiếp cận kỹ thuật trồng trọt sạch mang lại hiệu quả kinh tế cao, cũng được Bộ NN & PTNT chỉ định là tổ chức chứng nhận VietGap trên phạm vi toàn quốc.

 

 

TS. Trí nói mỗi dây dưa lưới chỉ nên để một trái, dù để hai trái vẫn được nhưng khi thu hoạch thì hiệu quả kinh tế không bằng, bởi số lượng nhiều nhưng trọng lượng ít và không được giá.

Theo giadinh.net.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0.0

Bài cũ hơn

 Thăm dò ý kiến

Nội dung trang web có giúp bạn ?
Tổng câu trả lời: 12738

  Đăng nhập

  Lịch

«  Tháng một 2015  »
Cn234567
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

  Liên kết

  • Cây giống
  •  Thống kê


    Đang Online 1
    Khách 1
    Người sử dụng 0