10:33 AM , 24

Trang nhất » Khoa Học Trong Nước » 2012 » Tháng chín » 15

Giải pháp cho cây ngô trên đất dốc vùng miền núi phía Bắc

7:33 AM, 2012-09-15
Những năm gần đây, cây ngô ngày càng có vai trò quan trọng đối với đời sống của bà con nông dân miền núi phía Bắc bởi ngô vừa là cây lương thực chủ đạo vừa là cây hàng hóa có giá trị kinh tế cao, đem lại thu nhập đáng kể và góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân, có thị trường tiêu thụ lớn. 
 
 
Tuy nhiên, ngô ở vùng miền núi phía Bắc chủ yếu được sản xuất trên đất đồi, núi có độ dốc lớn cùng với tập quán canh tác truyền thống của bà con như dọn sạch và đốt sạch trước khi gieo trồng đã làm cho mặt đất bị bóc trần, lượng đất mặt giàu chất hữu cơ bị xói mòn và rửa trôi mạnh, đất thoái hóa ngày càng nghiêm trọng dẫn đến năng suất ngô rất thấp (bình quân 28 tạ/ha), chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của thị trường. Vấn đề đặt ra lúc này là làm sao để giúp bà con canh tác ngô hiệu quả trên đất dốc nhưng vẫn bảo vệ được đất đai không bị xói mòn, thoái hóa.
Trước yêu cầu đó, ThS. Nguyễn Quang Tin, Trưởng Bộ môn Khoa học đất và sinh thái vùng cao, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI) - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã thực hiện đề tài: "Nghiên cứu áp dụng các giải pháp kỹ thuật và thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ngô và đậu tương hàng hóa tại một số tỉnh miền núi phía Bắc” tại 3 tỉnh Yên Bái, Sơn La và Cao Bằng với các phương pháp nghiên cứu: Che phủ đất bằng vật liệu hữu cơ (tàn dư thực vật), tạo tiểu bậc thang và trồng xen các loại cây trồng họ đậu, họ cỏ trên diện tích đất có độ dốc lớn (> 200), kết hợp với bón phân cân đối, hợp lý. Kỹ thuật che phủ đất bằng vật liệu hữu cơ (tàn dư thực vật) là việc sử dụng chính thân cây trồng đã thu hoạch: Rơm rạ, thân cây ngô hoặc cỏ rác, xác thực vật khô... Việc che phủ không chỉ ngăn chặn xói mòn của đất mà còn giúp duy trì độ ẩm, khống chế cỏ dại... Khi lớp che phủ phân huỷ sẽ tạo ra độ mùn và tăng cường hoạt tính sinh học cho đất. Kết quả sau 3 năm triển khai cho thấy: năng suất ngô trên diện tích đất sử dụng biện pháp che phủ tăng 30 - 60% so với diện tích đất không che phủ. Kỹ thuật trồng xen những loại cây họ đậu, như: Đậu tương, lạc, đậu mèo, cỏ Stylo, cỏ Ruzi, lạc lưu niên, muồng lá tròn kép... đã giảm xói mòn của đất từ 71 - 86,9%, năng suất tăng từ 59 - 125% so với không trồng xen. Kỹ thuật tạo tiểu bậc kết hợp che phủ đã giúp hạn chế xói mòn rửa trôi từ 100% xuống còn 6,3%, năng suất tăng từ 27,3 - 57,3%, thuận lợi trong quá trình canh tác (số liệu năm 2011).
Ngày 30/7/2012, Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã tổ chức Hội nghị "Canh tác ngô hiệu quả và bền vững trên đất dốc" tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Tham dự Hội nghị có các nhà khoa học, cán bộ quản lý, thông tin của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái, UBND huyện Văn Chấn, UBND xã Sơn Thịnh, Suối Giàng cùng một số nông dân canh tác ngô điển hình tiên tiến trên đất dốc của hai xã Sơn Thịnh và Suối Giàng. 
Sau khi đi thăm mô hình, tại Hội trường Ủy ban nhân dân huyện Văn Chấn, hội nghị đã nghe ThS. Nguyễn Quang Tin báo cáo kết quả triển khai mô hình canh tác ngô bền vững và hiệu quả trên đất dốc với một số kỹ thuật canh tác cải tiến. Nghe các ý kiến phát biểu thảo luận của đại biểu tham dự với sự đánh giá cao kết quả triển khai và ý nghĩa thực tiễn của mô hình. Ông Lò Văn Chiến, đại diện các hộ nông dân đi đầu trong việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật canh tác ngô trên đất dốc cho biết, trước kia với những biện pháp canh tác cũ như dọn, đốt sạch tàn dư cây trồng sau mỗi vụ thu hoạch thì năng suất ngô của gia đình ông nói riêng và bà con trong xã nói chung không đạt hiệu quả, nhưng từ khi áp dụng quy trình kỹ thuật mới do cán bộ khoa học hướng dẫn thì năng suất ngô đã cao hơn gấp 2 lần, đất đai cũng được bảo vệ không bị xói mòn và khô cằn như trước. Ông Chiến đã bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các cán bộ khoa học của Viện đã đưa các biện pháp, quy trình kỹ thuật mới, cung cấp giống, phân bón và nhiệt tình hướng dẫn bà con thực hiện để sản xuất ngô đạt hiệu quả cao nhất. Ông cũng mong muốn trong thời gian tới địa phương tiếp tục nhận được những tiến bộ kỹ thuật nới để cho việc sản xuất nông nghiệp của bà con hiệu quả hơn. 
Ông Nguyễn Hợp Đoàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn, đại diện cho Lãnh đạo địa phương rất đồng tình với ý kiến của các đại biểu, ông nói: Huyện Văn Chấn là huyện miền núi, địa hình phức tạp, ruộng đất bình quân chỉ được 200 m2/ đầu người. Do vậy, việc khai thác sử dụng đất đồi núi để canh tác sản xuất lương thực là xu thế tất yếu. Song đất đai đồi núi lại có độ dốc cao từ 15 - 200, thậm chí còn cao hơn nữa. Vấn đề canh tác đất dốc bền vững có ý nghĩa lớn đối với thực tế sản xuất nông nghiệp của huyện. Trong những năm gần đây, huyện là một trong số những đơn vị luôn được tỉnh quan tâm chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào trong canh tác và sản xuất nông nghiệp, giúp cho nền kinh tế của huyện ngày càng được nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể. 
Thay mặt lãnh đạo sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Yên Bái tham dự Hội nghị, trực tiếp trao đổi, lấy ý kiến từ bà con nông dân và lãnh đạo địa phương Ông Trần Đức Lâm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Yên Bái đánh giá rất cao những nghiên cứu của các nhà khoa học đối với vấn đề canh tác bền vững trên đất dốc. Ông Lâm đề nghị các huyện quan tâm, tạo điều kiện để mở rộng mô hình, tuyên truyền sâu rộng hơn nữa các tiến bộ, quy trình kỹ thuật mới được các nhà khoa học nghiên cứu và chuyển giao vào địa phương. 
Tổng kết Hội nghị, TS. Nguyễn Hữu La, Phó Viện trưởng Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc cho biết, Viện sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình, khuyến khích và vận động địa phương chuyển toàn bộ diện tích trồng lúa nương năng suất thấp sang canh tác ngô 2 vụ/năm, góp phần nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đất.

Tổng số điểm của bài viết là: 0.0

Bài cũ hơn

 Thăm dò ý kiến

Nội dung trang web có giúp bạn ?
Tổng câu trả lời: 12738

  Đăng nhập

  Lịch

«  Tháng chín 2012  »
Cn234567
      1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
30

  Liên kết

  • Cây giống
  •  Thống kê


    Đang Online 1
    Khách 1
    Người sử dụng 0