9:11 PM , 18

Trang nhất » Hỏi Đáp ? » 2013 » Tháng tư » 21

Địa phương tôi bắt đầu trồng cây cỏ ngọt và nhiều người dùng để hãm với nhân trần, hoa hòe, thảo quyết minh để uống hàng ngày. ?

3:38 PM, 2013-04-21
Địa phương tôi bắt đầu trồng cây cỏ ngọt và nhiều người dùng để hãm với nhân trần, hoa hòe, thảo quyết minh để uống hàng ngày. ?
Cây cỏ ngọt ( tên khoa học là Sebni rebaudiana Bertoni ) có vị ngọt như đường nhưng hoàn toàn không phải là đường.

Hạt cỏ ngọt được nhập vào nước ta từ năm 1988 và đã được trồng rộng rãi ở nhiều nơi. Chất ngọt steriozit được phát hiện trong lá cây cỏ ngọt vào năm 1931. Khi thủy phân sẽ tạo ra một chất (gọi là steviol) ngọt hơn đường kính khoảng 300 lần.

Lá cỏ ngọt hoàn toàn không độc hại gì, hãm làm nước uống như bác hỏi là không có gì đáng ngại. Điều đáng nói chất ngọt này chả bổ béo gì cả. Chính đó là điều cho các nước phát triển ưa chuộng dùng thay cho đường (vì họ rất sợ béo). Nhật bản mỗi năm dùng tới 40 -50 tấn steviozit chiết xuất từ lá cỏ ngọt để dùng trong công nghiệp thực phẩm. Vì không phải là đường nên những người phải kiêng đường (do mắc bệnh đái tháo đường) có thể dùng thoải mái để khỏi thèm …của ngọt.

Nếu chúng ta tìm được nguồn xuất khẩu thì nên phát triển rộng rãi việc trồng và chế biến loại cây quỹ gía này. Còn nếu chỉ để dùng làm chất ngọt thì nên dùng đường mía vì chúng ta đang gầy yếu chứ có mấy ai béo mập. Tất nhiên, người muốn gầy bớt hoặc bị bệnh đái tháo đường nên sử dụng lá cỏ ngọt (đã có sản xuất dưới dạng chè) để thay cho đường.

Nguồn tin: GS. Nguyễn Lân Dũng 


Tổng số điểm của bài viết là: 0.0
Từ khóa: Cỏ ngọt

Bài cũ hơn

 Thăm dò ý kiến

Nội dung trang web có giúp bạn ?
Tổng câu trả lời: 12738

  Đăng nhập

  Lịch

«  Tháng tư 2013  »
Cn234567
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
282930

  Liên kết

  • Cây giống
  •  Thống kê


    Đang Online 1
    Khách 1
    Người sử dụng 0