2:28 PM , 20

Trang nhất » Khoa Học Chuyên Ngành » 2012 » Tháng mười một » 22

Bện gỉ sắt hại cây lạc ở miền bắc Việt Nam.

11:36 AM, 2012-11-22

I.                  ĐẶT VẤN ĐỂ.

     Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày thuộc họ

đậu, có nguồn gốc ở Nam Mỹ, hiện nay được trồng trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Lạc là cây trồng có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, là cây công nghiệp ngắn ngày có diện tích và sản lượng đứng thứ 2 chỉ sau cây đậu tương.

    Lạc là cây trồng có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Hạt lạc chứa khoảng 50% lipit và 25% protein, là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến dầu và khô dầu đặc biệt, hạt lạc là thực phẩm giàu dinh dưỡng có chứa lipit (40 – 60%), protein (26 - 34%), gluxit (6 - 22%), chất xơ (2 - 4,5%), vitamin PP và nhiều loại vitamin có giá trị khác bổ sung dinh dưỡng cho con người. Ngoài ra cây lạc còn có giá trị quan trọng về mặt sinh học, đó là khả năng cố định đạm do bộ rễ lạc sống cộng sinh với vi khuẩn Rhizobia Vigna. Vì thế sau khi thu hoạch lạc đã để lại cho đất một lượng đạm đáng kể.

    Ở nước ta hạt lạc đã trở thành thực phẩm thông dụng từ xưa. Cây lạc

được trồng nhiều nhất ở vùng khu IV cũ rồi tới đồng bằng và trung du Bắc Bộ.

          Nước ta  nằm trọn trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu Việt Nam phân bố thành 3 vùng khí hậu riêng biệt theo phân loại khí hậu Köppen với Miền Bắc mang khí hậu cận nhiệt đới ẩm ấm, Bắc Trung Bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền nam và Nam Trung Bộ mang đặc điể nhiệt đới Xavan. Sự gia tăng về diện tích trồng và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh làm phát sinh ngày càng nhiều loại sâu bệnh phá hại, làm giảm năng suất và sản lượng của cây lạc.           Theo nghiên cứu của nhiều tác giả, bệnh hại lạc do rất nhiều loài nấm,

vi khuẩn, phytolasma, hơn 20 loài virus và ít nhất 100 loài tuyến trùng, trong đó chiếm đa số và gây thiệt hại nghiêm trọng nhất là bệnh nấm, đặc biệt là các loài nấm có nguồn gốc trong đất và truyền qua hạt giống như Aspergillus sp., Sclerotium rolfsii, v.v… chúng gây thiệt hại về năng suất, làm chết cây con trên

đồng ruộng và tiết độc tố gây bệnh nguy hiểm cho con người và vật nuôi.

Đặc biệt là Miền Bắc Việt Nam, nhiệt độ không khí và độ ẩm không khí cao, thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của nấm bệnh ấm độ cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng, năng suất của cây lạc, nhất là bệnh gỉ sắt ở cây lạc. Bệnh có thể gây thiệt hại đến 50% năng suất, khi có sự kết hợp gây hại của bệnh đốm đen thì thiệt hại về năng suất có thể lên đến 70%, có khi mất trắng

 

II.               TỔNG QUAN BỆNH GỈ SẮT HẠI CÂY LẠC.

          BỆNH GỈ SẮT LẠC [Puccinia arachidis Speg]

          II.1. Triệu chứng bệnh:

          Xuất hiện ở giai đoạn ra hoa đâm tia, bệnh hại trên các bộ phận lá, cuống lá, thân cành, hoa, tia củ. Vết bệnh trên lá có dạng tròn nhỏ, đường kính 0,5 – 1,5 mm. Biểu bì ở mặt dưới lá nứt vỡ để lộ ra một ổ bào tử màu da cam, đỏ - nâu, hơi nổi trên bề mặt lá. Trên lá chi chít vết bệnh liên kết nhau làm lá vàng, cháy khô, làm giảm khả năng quang hợp của lá. Vết bệnh trên thân, cuống lá cũng tương tự. Bệnh hại nặng dần về cuối vụ.

          II.2. Nguyên nhân gây bệnh:


 

          Nấm gây bệnh Puccinia arachidis Speg, bộ Urediales, lớp nấm Đảm. Sợi nấm hai nhân tạo ra nhiều ổ bào tử (uredospore) hình bầu dục, vách dầy, màu nâu, vàng da cam, có gai nhỏ. Rất ít khi tạo ra bào tử đông (teleutospore). Bào tử hạ truyền lan qua gió, nước để xâm nhiễm gây bệnh trên đồng ruộng và bảo tồn lâu dài trên tàn dư cây bệnh tới các vụ sau.

          II.3. Đặc điểm phát sinh phát triển:

          Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết mát, nhiều mưa, độ ẩm cao. Nhiệt độ thích hợp nhất cho bệnh phát triển là 22 – 250C, ẩm độ 90 – 100%. Bệnh phát sinh gây hại quanh năm nhưng thường phát sinh phát triển gây hại nặng hơn trong vụ lạc thu, thu đông so với ở vụ xuân. Bệnh phát triển mạnh từ giai đoạn ra hoa đến có quả, xen lẫn với các bệnh đốm đen.

          II.4. Biện pháp phòng trừ chủ yếu:

- Sau khi thu hoạch cần dọn sạch tàn dư cây bệnh trên đồng ruộng.

- Luân canh lạc với các cây trồng khác như lúa nước.

- Gieo trồng ở mật độ hợp lý, chăm sóc tốt.

- Dùng các giống kháng bệnh như MD – 7, MD – 9, L14, v.v…

- Khi bệnh chớm xuất hiện trên lạc vụ thu, vụ xuân có thể phòng trừ bằng cách phun các loại thuốc Manage 15WP, Nustar 40EC hoặc Bavistin, Score 250EC, v.v….

    

III.           TÌNH HÌNH BỆNH HẠI Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM.

     Bệnh gỉ sắt là một bệnh hại chủ yếu ở,nguy hiểm và phổ biến ở nước ta và  nhiều nước trồng lạc trên thế giới. Bệnh do nấm Puccina arachidis gây ra. Bệnh có thể gây thiệt hại đến 50% năng suất, khi có sự kết hợp gây hại của bệnh đốm đen thì thiệt hại về năng suất có thể lên đến 70% đôi khi mất trắng, hầu hết các giống đang trồng ở miền Bắc đều có khả năng nhiễm bệnh.

          Nấm bệnh gây hại làm giảm chất lượng, kích thước hạtlàm giảm hàm lượng dầu trong hạt. Nấm gây hại trên tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây, trừ hoa. Vết bệnh trên lá là những ổ nổi màu vàng nâu, màu gỉ sắt, xung quanh có quầng nhạt.

          Phần lớn nông dân trong vùng trồng lạc ít quan tâm đến việc phòng trừ

sâu bệnh hại lạc. Do đó, chỉ có rất ít nông hộ trong vùng tiến hành phòng trừ

sâu bệnh khi có sâu bệnh gây hại nặng.


 

          III.1. Tình hình sản xuất lạc ở miền Bắc Việt Nam.

          Đến giữa tháng 6/2012, các  địa phương đã cơ bản thu hoạch xong cây trồng ngắn ngày khác thuộc vụ đông xuân. Qua  đánh giá sơ  bộ, sản lượng cây lạc đạt 350,1 nghìn tấn, giảm 2,2%

 

Diện tích thực hiện gieo trồng Lạc cả nước

 

15/06/2010

15/06/2011

15/06/2012

Diện tích(1000 ha)

189.5

192.9

171.2

Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

 

 


          Theo Bộ Nông Nghiệp Và PTNT trình Thủ Tướng Chỉnh Phủ quy hoạch tổng thể phát triển Nông, Lâm, Ngư Nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Thì "Về cây lạc: Diện tích đất chuyên bố trí khoảng 150 ngàn ha và trên đất lạc – lúa để có diện tích gieo trồng 300 ngàn, sản lượng 800 ngàn tấn; phân bổ chủ yếu ở Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng”

          Miền Bắc nước ta, cây lạc được trồng rộng rãi khắp các địa phương, trên nhiều loại đất và địa hình khác nhau, diện tích trồng lạc hàng năm khoảng 160 nghìn ha, năng suất trung bình : 15-17 tạ/ha, riêng Trung du và miền núi phía Bắc thì lạc chủ yếu được trồng trên vùng đất bị hạn và bán khô hạn (vùng nước trời), chiếm 70-80%.

          Giống lạc hay được trồng vùng này như: V79, L12,MD7, Sư tuyển, Lạc gié, Lạc Sen…

 

Về diện tích:

           Miền Bắc ở nước ta đã hình thành 2 vùng sản xuất lạc chính như sau:

·        Vùng Đồng bằng sông Hồng, lạc được trồng tập trung ở các tỉnh: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Nam Định, Ninh Bình với diện tích 31400 ha, chiếm 29,3%.

·        Vùng Đông Bắc, lạc được trồng chủ yếu ở Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên với diện tích 31000 ha, chiếm 28,9%Về năng suất:

Về sản lượng:

          Năng suất lạc ở phía Bắc thường thấp hơn năng suất lạc ở các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, bước đầu đã có một số tỉnh đạt năng suất lạc bình quân cao như: Nam Định 37,7 tạ/ha nhờ áp dụng giống mới và kỹ thuật che phủ nilon; Hưng Yên 27,7 tạ/ha

-         Các vụ Lạc ở miền Bắc:

          + 5/01-30/03 (Vụ Xuân):  khí hậu vụ xuân có đặc điểm chung là nhiệt độ trung bình thấp, biên độ nhiệt độ ngày và đêm rộng, ẩm độ không khí cao (nhất là những ngày có mưa, ban đêm và sáng sớm), điều kiện thuật lợi cho bệnh gỉ sắt phát triển, nhưng ít nghiêm trọng.

          + 30/06-15/07 (Vụ Hè Thu): khí hậu vụ Hè Thu tương đối thuận lợi, nhiệt độ không quá cao, mưa sớm và tương đối rải đều, vùng Bắc Trung Bộ (BTB) gió Lào không nghiêm trọng, Vào cuối tháng 5 nhiệt độ tăng cao, thời tiết khô hạn, bệnh càng gây hại nặng, vết bệnh dày đặc trên phiến lá làm cho lá bị khô cháy.

          + 25/08-15/09 (Vụ Thu Đông): độ ẩm trong không khí cao vào những ngày có mưa nhỏ, mưa phùn, trời âm u.

         

          Những cơn mưa đứt quãng với ẩm độ tương đối trên 87 % và nhiệt độ

23 - 24oC trong nhiều ngày là điều kiện thuận lợi cho dịch hại phát triển. Sau khi thời tiết trở nên khô hanh nhiệt độ trên 26oC, độ ẩm tương đối dưới 75% sẽ làm giảm mức độ gây bệnh..

  III.2. Các biện pháp kỹ thuật giảm thiểu bệnh ở miền Bắc Việt Nam.

-         Cơ cấu luân canh làm giảm mức độ phát sinh, phát triển của bệnh gỉ sắt lạc do nấm Puccinia:

          Bệnh gỉ sắt hại lạc phát sinh và gây hại từ giai đoạn cây đâm tia cho đến khi thu hoạch. Tỷ lệ bệnh tăng dần qua các kì điều tra. Ở các công thức luân canh khác nhau mức độ bệnh khác nhau:

CT1: Lạc xuân- Cà chua - Rau vụ đông (cải bắp);

CT2: Lạc xuân - Lúa mùa - Ngô đông;

CT3: Lạc xuân - Đậu tương - Dưa chuột;

TLB: Tỷ lệ bệnh (%); CSB: Chỉ số bệnh (%);

 

          Tỷ lệ bệnh gỉ sắt ở thời kỳ đâm tia đối với 3 công thức luân canh CT1: CT2: CT3 lần lượt là 5,12%: 5,00%: 6,11%. Tỷ lệ bệnh tiếp tục tăng dần đến

thời kỳ đâm tia đến quả non và đạt mức cao ở thời kỳ quả chắc.

Tại thời kỳ quả vào chắc (04/6) tỷ lệ bệnh ở CT2 thấp nhất là 35,70%, tiếp đến là CT1 có tỷ lệ bệnh là 37,43%, cao nhất ở CT3 có tỷ lệ bệnh 40,41%.

          Chỉ số bệnh gỉ sắt ở thời kỳ đâm tia đối với 3 công thức luân canh CT1:

CT2: CT3 lần lượt là 1,60%: 1,22%: 1,82%. Chỉ số bệnh tiếp tục tăng dần đến

thời kỳ đâm tia đến quả non và đạt mức cao ở thời kỳ quả chắc. Tại thời kỳ quả vào chắc (04/6) chỉ số bệnh ở CT2 thấp nhất là 17,80%, tiếp đến là CT1 có chỉ số bệnh là 18,12%, cao nhất ở CT3 có chỉ số bệnh 20,30%.

          Theo đánh giá năng suất thực thu tại các công thức,

          +  Công thức luân canh Lạc xuân - Đậu tương - Dưa chuột có năng suất thấp nhất đạt 23,15 tạ/ha,

          + Công thức luân canh Lạc xuân - Cà chua - Rau vụ đông (Cải bắp) đạt 23,76 tạ/ha,

          + Cao nhất là công thức Lạc xuân - Lúa mùa - Ngô đông đạt 25,28 tạ/ha.

Chứng tỏ công thức Lạc xuân - Lúa mùa - Ngô đông đã làm giảm tỷ lệ bệnh đồng thời tăng năng suất lạc trên cùng một đơn vị diện tích.

 

-         Bện pháp bón vôi làm giảm  đến mức  độ phát sinh, phát triển của bệnh gỉ sắt lạc do nấm Puccinia :

          Canxi là một trong những yếu tố không thể thiếu  được khi trồng lạc

"Không lân, không vôi thì thôi trồng lạc". Bón vôi cho lạc giúp làm tăng pH,

tạo môi trường thích hợp cho vi khuẩn cố định đạm và là chất dinh dưỡng cần

thiết cho quá trình tạo quả và hạt. Cây hút can xi, magie mạnh nhất là thời kỳ

lạc đâm tia. Molipden (Mo) có tác dụng tăng hoạt tính vi khuẩn nốt sần, tăng

khả năng đồng hoá nitơ. Bo (B) giúp quá trình phát triển rễ, tăng khả năng

chịu hạn, giúp cho quả không bị nứt, hạn chế nấm xâm nhập. Thiếu B làm

giảm tỷ lệ đậu quả, hạt lép nhiều, giảm sức sống của hạt giống lạc.

          - Công thức 1: bón 278 kg vôi bột/ha;

          - Công thức 2: bón 417 kg vôi bột/ha;

          - Công thức 3: bón 556 kg vôi bột/ha;

          - Đối chứng: Không bón vôi bột;

          - TLB: Tỷ lệ bệnh (%); CSB: Chỉ số bệnh (%);

          Chỉ số bệnh rỉ sắt ở thời kỳ đâm tia đối với 3 mức bón vôi từ mức thấp

đến mức cao ở 3 công thức, CT1: CT2: CT3 lần lượt là 1,12%: 0,92%: 0,75%, 

trong khi đó với đối chứng không bón vôi tại thời kỳ cây đâm tia có chỉ số bệnh

là 2,21%. Chỉ số bệnh tiếp tục tăng dần đến thời kỳ đâm tia đến quả non và đạt

mức cao ở thời kỳ quả chắc. Tại thời kỳ quả vào chắc (03/6) chỉ số bệnh ở mức

bón vôi cao (CT3) có chỉ số bệnh thấp nhất là 13,58%, với mức bón vôi thấp hơn (CT2) có chỉ số bệnh là 14,75%, với mức bón vôi thấp nhất (CT1) có chỉ số bệnh cao so với 2 mức bón trên là 15,75%. Tuy nhiên so với đối chứng không bón vôi thì có chỉ số bệnh tại thời kỳ quả chắc là cao nhất, đạt mức 25,30%.

          Theo đánh giá năng suất thực thu tại các công thức,

          + Mức bón vôi cao (556 kg vôi bột/ha) cho năng suất cao nhất đạt 26,52    tạ/ha

          + Mức bón 417 kg vôi bột/ha cho năng suất thấp hơn đạt 25,16 tạ/ha

          + Mức bón 278 kg vôi bột/ha cho năng suất là 24,51 tạ/ha,

          + Đặc biệt đối với không bón vôi cho thì với giống lạc L14 cho năng suất là 21,61 tạ/ha

          Điều này chứng tỏ bón vôi đã làm giảm tỷ lệ bệnh đồng thời tăng năng suất lạc trên cùng một đơn vị diện tích từ mức bón vôi cao đến mức bón vôi thấp hơn và thể hiện rõ nhất là với đối chứng không bón vôi

 


          - Công thức 1: bón 278 kg Supe lân/ha;

          - Công thức 2: bón 417 kg Supe lân/ha;

          - Công thức 3: bón 556 kg Supe lân/ha;

          - Đối chứng: Không bón lân;

          - TLB: Tỷ lệ bệnh (%); CSB: Chỉ số bệnh (%);

          Tỷ lệ bệnh rỉ sắt ở thời kỳ đâm tia đối với 3 mức bón lân từ mức thấp

đến mức cao  ở 3 công thức, CT1: CT2: CT3 lần lượt là 5,08%: 4,08%: 3,12%, trong khi đó với đối chứng không bón lân tại thời kỳ cây đâm tia có tỷ lệ bệnh là 7,92%. Tỷ lệ bệnh tiếp tục tăng dần đến thời kỳ đâm tia đến quả non và đạt mức cao ở thời kỳ quả chắc. Tại thời kỳ quả vào chắc (05/6) tỷ lệ bệnh ở mức bón lân cao (CT3) có tỷ lệ bệnh thấp nhất là 24,25%, với mức bón lân thấp hơn (CT2) có tỷ lệ bệnh là 26,25%, với mức bón lân thấp nhất (CT1) có tỷ lệ bệnh cao hơn so với 2 mức bón trên là 29,33%. Tuy nhiên so với đối chứng không bón lân thì có tỷ lệ bệnh tại thời kỳ quả chắc là rất cao đạt mức 435,67%.

          Chỉ số bệnh rỉ sắt ở thời kỳ đâm tia đối với 3 mức bón lân từ mức thấp

đến mức cao  ở 3 công thức, CT1: CT2: CT3 lần lượt là 2,75%: 2,36%:2,17%,  trong khi đó với đối chứng không bón lân tại thời kỳ cây đâm tia có chỉ số bệnh là 3,18%. Chỉ số bệnh tiếp tục tăng dần đến thời kỳ đâm tia đến quả non và đạt mức cao ở thời kỳ quả chắc. Tại thời kỳ quả vào chắc (05/6) .Chỉ số bệnh ở mức bón lân cao (CT3) có Chỉ số bệnh thấp nhất là 15,33%,với mức bón lân thấp hơn (CT2) có Chỉ số bệnh là 16,16%, với mức bón lân thấp nhất (CT1) có Chỉ số bệnh cao so với 2 mức bón trên là 18,33%. Tuy nhiên so với đối chứng không bón lân thì có Chỉ số bệnh tại thời kỳ quả chắc là rất cao đạt mức 23,50%

          Theo đánh giá năng suất thực thu tại các công thức,

          + Mức bón lân cao (556 kg lân bột/ha) cho năng suất cao nhất  đạt 27,83   tạ/ha

          + Mức bón 417 kg lân bột /ha cho năng suất thấp hơn đạt 26,12 tạ

          + Mức bón 278kg lân bột/ha cho năng suất là 24,58 tạ/ha

          + Đặc biệt đối với đối chứng không bón lân cho thì với giống lạc L14 cho năng suất là 19,22 tạ/ha

          Chứng tỏ bón lân đã làm giảm tỷ lệ bệnh đồng thời tăng năng suất lạc trên cùng một đơn vị diện tích từ mức bón lân cao đến mức bón lân thấp hơn và thể hiện rõ nhất là với đối chứng không bón lân.


-         Bện pháp sử dụng chất kích làm giảm đến mức độ phát sinh, phát triển của bệnh gỉ sắt lạc do nấm Puccinia :

          - Công thức 1: Bion 500 WG nồng độ 100 ppm;

          - Công thức 2: Salicylic acid pha 5,4 g nồng độ 0,4 mM;

          - Công thức 3: CuCl2 pha 0,1 g nồng độ 0,05 mM;

          - Đối chứng: Không sử dụng chất kích kháng;

          - TLB: Tỷ lệ bệnh (%); CSB: Chỉ số bệnh (%);

          Tỷ lệ bệnh rỉ sắt ở thời kỳ đâm tia đối với 3 chất kích kháng ở các công

thức, CT1: CT2: CT3 lần lượt là 3,68%: 5,50%: 2,20%, trong khi đó với đối

chứng không bón chất kích kháng tại thời kỳ cây  đâm tia có tỷ lệ bệnh là 6,85%. Tỷ lệ bệnh tiếp tục tăng dần đến thời kỳ đâm tia đến quả non và đạt mức cao ở thời kỳ quả chắc. Tại thời kỳ quả vào chắc (6/6) ở các công thức, CT1: CT2: CT3 lần lượt có tỷ lệ bệnh là 23,00%: 24,33%: 22,83%. Tuy nhiên so với đối chứng không xử lý chất kích kháng thì có tỷ lệ bệnh tại thời kỳ quả chắc là rất cao đạt mức 35,42%.

          Chỉ số bệnh rỉ sắt ở thời kỳ đâm tia đối với 3 mức bón chất kích kháng

từ mức thấp đến mức cao ở 3 công thức, CT1: CT2: CT3 lần lượt là 1,30%: 0,80%: 0,86%,  trong khi đó với đối chứng không xử lý chất kích kháng tại thời kỳ cây đâm tia có chỉ số bệnh là 2,14%. Chỉ số bệnh tiếp tục tăng dần đến thời kỳ đâm tia đến quả non và đạt mức cao ở thời kỳ quả chắc. Tại thời kỳ quả vào chắc (06/6) chỉ số bệnh ở CT3 thấp nhất là 13,75%, tiếp theo là CT1 có chỉ số bệnh là 14,08%, và CT1 có chỉ số bệnh là 15,58%. Tuy nhiên so với đối chứng không bón chất kích kháng thì có chỉ số bệnh tại thời kỳ quả chắc là rất cao đạt mức 21,40%.

          Theo đánh giá năng suất thực thu tại các công thức, qua kết quả thu được cho thấy ở công thức xử lý chất kích kháng CuCl2cho năng suất cao nhất đạt 31,28 tạ/ha, tiếp đến là Bion đạt 30,16 tạ/ha, Salicylic acid đạt 28,85 tạ/ha, đối chứng cho năng suất thấp nhất đạt 24,32 tạ/ha. 

          Chứng tỏ thấy xử lý chất kích kháng đã làm giảm tỷ lệ bệnh đồng thời tăng năng suất lạc trên cùng một đơn vị diện tích và thể hiện rõ nhất là với đối chứng không bón chất kích kháng.

-         Sử dụng giống kháng bệnh gỉ sắt và nhiều bệnh khác:

          +  L23 có khả năng chịu hạn, kháng cao với bệnh gỉ sắt, đốm nâu, héo xanh vi khuẩn và sâu chích hút, kháng trung bình với bệnh đốm đen tốt, chống đổ tốt

          +  L18 có khả năng kháng sâu cao, kháng bệnh hại lá (đốm nâu, đốm đen, gỉ sắt) và kháng bệnh héo xanh vi khuẩn trung bình.

          + Sen lai có khả năng chống chịu khá trong điều kiện nóng hoặc úng nhanh cục bộ, mẫn cảm với bệnh đốm lá và gỉ sắt.

 

IV.           KẾT LUẬN.

BỆNH GỈ SẮT LẠC [Puccinia arachidis Speg]

          Là một bệnh hại chủ yếu ở, nguy hiểm và phổ biến ở Miền Bắc nước ta. Bệnh có thể gây thiệt hại đến 50% năng suất, khi có sự kết hợp gây hại của bệnh đốm đen thì thiệt hại về năng suất có thể lên đến 70% đôi khi mất trắng, hầu hết các giống đang trồng ở miền Bắc đều có khả năng nhiễm bệnh.

          Nấm bệnh gây hại làm giảm chất lượng, kích thước hạtlàm giảm hàm lượng dầu trong hạt. Nấm gây hại trên tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây, trừ hoa. Vết bệnh trên lá là những ổ nổi màu vàng nâu, màu gỉ sắt, xung quanh có quầng nhạt.

          Bệnh phát sinh gây hại quanh năm nhưng thường phát sinh phát triển gây hại nặng hơn trong vụ lạc thu, thu đông so với ở vụ xuân. Bệnh phát triển mạnh từ giai đoạn ra hoa đến có quả, xen lẫn với các bệnh đốm đen.

          Để giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra cần chú trọng cần dọn sạch tàn dư cây bệnh trên đồng ruộng sau khi thu hoạch. Áp dụng biện pháp luân canh cây trồng có tác dụng tốt hạn chế sự phát sinh, phát triển của bệnh, công thức Lạc xuân - Lúa mùa - Ngô đông có tác dụng làm giảm tỷ lệ nhiễm bệnh và tăng năng suất lạc. Bên cạnh đó cần bón vôi, phân lân, xử lý chất kích thích để làm giảm tỷ lệ nhiễm của bệnh. Khi bệnh chớm xuất hiện trên lạc có thể phòng trừ bằng cách phun các loại thuốc Manage 15WP, Nustar 40EC hoặc Bavistin, Score 250EC, v.v….. Sử dụng các giống kháng bệnh để gieo trồng, làm giảm đáng kể ảnh hưởng của bệnh đến năng suất và chất lượng của lạc.


Tổng số điểm của bài viết là: 0.0

Bài cũ hơn

 Thăm dò ý kiến

Nội dung trang web có giúp bạn ?
Tổng câu trả lời: 12738

  Đăng nhập

  Lịch

«  Tháng mười một 2012  »
Cn234567
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930

  Liên kết

  • Cây giống
  •  Thống kê


    Đang Online 1
    Khách 1
    Người sử dụng 0