6:11 PM , 25

Trang nhất » Tin Khuyến Nông » 2013 » Tháng tư » 21

Thuốc trừ sâu từ thảo mộc

2:10 PM, 2013-04-21

Hệ thống nông nghiệp thâm canh đã giúp con người sản xuất thật nhiều nông sản đáp ứng yêu cầu ngày càng cao do phát triển dân số toàn cầu.  Nhưng sản xuất nông nghiệp thâm canh khiến con người buộc phải sử dụng nhiều phân bón và thuốc trừ sâu bệnh hóa học tác động đến môi trường và sức khỏe người tiêu dùng. Do đó xu thế gần đây là chuyển từ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật gốc hóa học sang thảo mộc.

Từ lâu con người đã biết dùng thuốc thảo mộc để trừ sâu nhưng gần đây cùng với các tiến bộ về công nghệ, các chất có nguồn gốc thảo mộc trừ sâu ngày càng được phát triển nhanh. Các chất này cũng có hiệu lực diệt sâu nhanh, phổ tác dụng rộng, phòng trừ nhiều loại sâu hại cho nhiều loại cây trồng.

Sử dụng cây cỏ làm thuốc trừ sâu có từ lâu đời, phổ biến nhất là cây xoan Ấn Độ hay cây neem có tên khoa học Melia azedarach. Cây này gần giống cây xoan miền Bắc có tên khoa học là Melia Toosendam có lá, thân và quả xoan đều độc. Trong khi sầu đâu ở miền nam có tên khoa học là Azadirachta indica, lá có vị đắng thường ăn với khô cá lóc. Lá và hạt của cây xoan Ấn Độ có chất tetranortriterpen gây ngộ độc thần kinh trên người nên không ăn được. Cây có hoạt chất Azadirachtin được ly trích để diệt rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân trên lúa; bọ trĩ, rầy xanh trên trà; rệp sáp sâu tơ trên bắp cải; sâu xanh trên rau cải; nhện đỏ, sâu đục quả trên ớt; rệp, sâu xanh trên cải xanh; nhện đỏ trên ớt; sâu tơ trên bắp cải; rệp sáp trên thuốc lá; nhện đỏ trên hoa hồng; sâu xanh da láng trên đậu tương; rệp trên cà pháo...

Dây thuốc cá (Derris elliptica)   với hoat chất rotenone  có công thức hóa học  là C23 H22 O6 dùng để diệt cá tạp và các loại sâu như: sâu tơ, sâu xanh da láng, dòi đục lá, bọ trĩ trên dưa hấu; rệp đào trên thuốc lá; nhện đỏ trên cam; rầy xanh, bọ cánh tơ trên trà; sâu ăn hoa trên xoài. Tuy nhiên là một loại thuốc sát trùng mạnh và độc hại cho con người, đã được Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ EPA (Environmental Protection Agency) xếp vào loại hóa chất gây mầm bệnh ung thư.

Nhưng cũng có trường hợp thuốc trừ sâu gốc thảo mộc lại là gia vị và dược phẩm như tỏi, lá lốt, gừng nghệ… Đối với cây dưa leo và dưa hấu, bọ tri có tên khoa học là Thrips palm là loại côn trùng phổ biến và gây hại nhiều nhất. Nó còn truyền bệnh khảm dưa (watermelon bud necrosis virus - WBNV). Để phòng trừ, nông dân chủ yếu sử dụng các loại thuốc trừ sâu bệnh gốc lân hữu cơ như Dimethoate (với tên thương mại là Arriphos 40 EC, Bai 58 40 EC, Bi - 58 40 EC, Bian 40EC, 50EC, By 90 40 EC), Karate 2.5 EC để phun xịt dẫn đến côn trùng kháng thuốc, lưu tồn trong nông sản và ô nhiễm môi trường. Các nhà khoa học thấy tỏi có tác dụng xua đuổi, gây ngán chích hút và ức chế đẻ trứng của bọ tri. Tỏi được cho vào cối xay sinh tố xay nhuyễn, lược lấy nước trong, 3 kg tòi tươi cần 20 lít nước. Phun chỉ mình tỏi tươi không chỉ giết được 60-70% lượng bọ tri, nhưng nếu pha thêm thuốc trừ sâu như Kartodim 315EC hay Dimethoate 30 EC với liều lượng bằng phân nửa lượng khuyến cáo thì hiệu quả lên đến 90-95% và tỷ lệ tái nhiễm rất thấp (Burubai, W.. Etekpe, G. W; Ambah, B..; Angaye, P. E. 2011),

Năng suất đậu trắng và đậu nành giảm đáng kể do côn trùng tấn công suốt từ xuống giống đến trái chín. Khi đậu còn nhỏ có sâu ăn lá, cà cào châu chấu (Grasshopper, Ootheca  mutabilis ), sau đó đến sâu ăn bông, sâu đục trái, bọ xít hôi, bọ tri  và nhện đỏ. Do đó để phòng trừ hiệu quả các loại côn trùng phá hại cần kếp hợp biện pháp canh tác, vật lý, hóa học và sinh học. Các hoạt động bắt cặp, đẻ trứng, phát triển và cắn phá của mỗi loại sâu hại diễn ra vào từng thời điểm khác nhau, việc hiểu rõ tập quán sinh sống phá hai của cần rất cần thiết để phun thuốc trừ sâu đạt hiệu quả cao. Sử dụng thuốc trừ sâu được nhiều nông dân chấp nhận nhưng bị chỉ trích gay gắt do không chỉ tăng chi phí mà còn ảnh hưởng đến môi trường sức khỏe cộng đồng. Do đó các nghiên cứu về thuốc thảo mộc được sử dụng luân phiên với thuốc hóa học để tăng hiệu quả phòng trừ. Những loại thuốc thảo mộc thường có phổ tác dụng rộng, phân hũy sinh học, rẽ tiền, dễ tìm, áp dụng đơn giản do không sợ quá liều. Tỏi và gừng đều có chất tinh dầu tạo mùi cay nồng có tác dụng xua đuổi côn trùng, chúng được mua ở chợ, xay và pha trong nước với tỷ lệ 6 g/lít nước pha thêm 2 muổng dầu. Sau đó lước lấy nước trong pha một ít xà bông. Cả tỏi và gừng đều giảm số lá bị thiệt hại do sâu ăn lá, sâu đuc bông và sâu đục trái, trong đó tỏi hiệu quả hơn gừng (Alphonsus Mbonu Oparaeke, 2010)

Trên đậu trắng còn có bọ tri Megalurothrips ijostedti còn gây hại cây bông, đậu phộng. Ngoài thuốc trị bọ tri, người ta còn sử dụng tiêu đen, do trong tiêu có các chất như piperine, chavicine, myristicin (sarisan, safrole, elemeicin và 51-mono-sesquiterpenoid) có đặc tính diệt côn trùng được phân lập thành dạng tinh khiết để diệt côn trùng mà không ảnh hưởng đến người và gia súc. Tại các nước châu Phi nông dân lấy tiêu đen rang ở 80 oC trong 4 giờ để ổn định ẩm độ, sau đó đem xay pha với nước theo tỷ lệ 15% phun 4 tuần/ lần trị bọ tri rất hiệu quả (Alphonsus Mbonu Oparaeke, 2010). 

Trên cây nghệ Curcuma domestica có loại bọ trỉ Panchaetothrips indicus tấn công lá non, nước trích nồng độ 20% cây ngũ trảo Vitex negundo (tỷ lệ chết 87.34%), cây cúc hoa Chrysanthemum cinearifolium (80,67) và xoan Ấn Độ (77,67%) diệt bọ tri khá hiệu quả (R. Arutselvi; P. Ponmurugan; T. Bala Saravanan và R. Suresh 2012).

Nhện đỏ 2 chấm Tetranychus urticae gây hạt trên bông vải, đậu phộng, hoa hồng cũng được phòng trừ từ cây hạt cỏ mạch đen   Lolium  perenne (tỷ lệ chết 91,43%), cây cần độc Conium maculatum (tỷ lệ chết 96,18%), cây ngải cứu Anthemis vulgaris (tỷ lệ chết 2,37%), cây rau muối Chenopodium album (tỷ lệ chết 96.99%) có hiệu quả hơn azadirachtin của cây xoan Ấn Độ (tỷ lệ chết chỉ có 46.66%) (Dürdane Yanar, Izzet Kadıolu và Ayhan Gökçe, 2011

Rầy xanh 2 chấm Amrasca biguttula và bọ trỉ Thrips tabaci là 2 đối tượng dịch hại trên cây bông vải, ngay cả giống mang gene Bt. Qua thử nghiệm dầu hạt chanh , nước trích lá cây xoan Azadirachta indica, dầu hạt và nước trích lá xoan Ấn Độ Melia azedarach, lá khổ qua (mướp đắng Momordica charantia). Đối với rầy xanh 2 chấm dầu chanh có hiệu quả nhất (tỷ lệ chết 55,24% sau khi phun 24 giờ), tiếp theo đó là dầu xoan Ấn Độ (48,5%), xoan ta (53,5%), mướp đắng (54,32%). Riêng bọ trỉ, cây xoan ta có hiệu quả nhất (38% sau 24 giờ, kế đến là dầu và lá xoan Ấn Độ (39,99 và 37,74%)

Bọ trỉ và nhện đỏ trên các loại cây trồng rất khó phòng trị do cần có loại thuốc trừ sâu đặc trị và tính kháng thuốc rất cao. Những cây rau và gia vị như tỏi, tiêu, xoan,khổ qua…  rất phổ biến trong dân gian và được các công ty dược phẩm điều chê nhiều loại thuốc trị bệnh cho người. Do đó trong thời gian tới cần nghiên cứu chế tạo thuốc trừ sâu thảo mộc cho chương trình sản xuất nông sản hữu cơ và GAP do chúng an toàn và thân thiện với môi trường.

Tài liệu tham khảo

  • Burubai, W.. Etekpe, G. W; Ambah, B..; Angaye, P. E. 2011  Combination of Garlic Extract and Some Organophosphate Insecticides in Controlling Thrips (Thrips palmi) Pest in Watermelon Management
  • Isirima   Chekwa, Ben; Umesi  Ndubuisi; và Nnah Maxwell B, 2010. Comparative  Studies On Effects Of Garlic (Allium Sativum)  And Ginger (Zingiber Officinale) Extracts On Cowpea Insects Pest Attack. World Rural Observations 2010, 2(2)
  • Alphonsus Mbonu Oparaeke, 2010. The Sensitivity  of Flower Bud Thrips, Megalurothrips sjostedti Tr ybom ( Thysanoptera: Thripidae), on Cowpea to Three Concentrations  and Spraying Schedules  of Piper guineense Schum. & Thonn. Extracts
  • R. Arutselvi; P. Ponmurugan; T. Bala Saravanan và R. Suresh 2012 Formulation of natural insecticides against Panchaetothrips indicus Bagnall in Curcuma longa L. leaves of PTS and Erode varieties. JBiopest, 5 (Supplimentary): 77-81 (2012)
  • Dürdane Yanar, Izzet Kadıolu and Ayhan Gökçe, 2011. Acaricidal effects of different plant parts extracts on two-spotted spider mite (Tetranychus urticae Koch). African Journal of Biotechnology Vol. 10(55), pp. 11745-11750, 21 September, 2011

Nguyễn Phước Tuyên

Sở Nông nghiệp & PTNT


Tổng số điểm của bài viết là: 0.0
Từ khóa: thuốc sâu

Bài cũ hơn

 Thăm dò ý kiến

Nội dung trang web có giúp bạn ?
Tổng câu trả lời: 12738

  Đăng nhập

  Lịch

«  Tháng tư 2013  »
Cn234567
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
282930

  Liên kết

  • Cây giống
  •  Thống kê


    Đang Online 1
    Khách 1
    Người sử dụng 0