4:41 PM , 23

Trang nhất » Làm Kinh Tế » 2012 » Tháng mười » 5

Nhận thức về GAP đã thay đổi

9:14 PM, 2012-10-05
Đó là ý kiến đánh giá của các đại biểu tại hội thảo nâng cao nhận thức về SX cây trồng an toàn theo GAP do Cục Trồng trọt, Hợp phần cây trồng an toàn, Dự án JICA tổ chức ngày hôm qua (26/9).

Tăng lợi nhuận, mới mặn mà

Hội thảo được tổ chức sau khi kết thúc khóa học về Hệ thống sản xuất cây trồng an toàn do Chính phủ Nhật Bản thông qua tổ chức JICA tài trợ cho cán bộ quản lý thuộc Bộ NN-PTNT và cán bộ ở các Sở NN-PTNT.


Khóa học đã thu được nhiều kiến thức bổ ích. Ông Nguyễn Như Hải, Trưởng phòng Cây lương thực- cây thực phẩm (Cục Trồng trọt) cho rằng, việc học tập SX cây trồng an toàn theo quy trình 5 bước SXNN an toàn (GAP) của Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản là hoàn toàn có cơ sở và có thể áp dụng tại VN. Cụ thể 5 bước ấy như sau: Thảo luận để đồng thuận, xây dựng quy trình kế hoạch thực hiện, triển khai thực hiện, kiểm tra đánh giá, bổ sung hoàn thiện quy trình.


Tại hội thảo, ông Mitsuo Numata, chuyên gia của tổ chức JICA đã trình bày quan điểm về nâng cao nhận thức trong SX cây trồng an toàn. Điều quan trọng nhất là làm thế nào để khuyến khích người SX trong quá trình thực hiện GAP? Ông Numata đưa ra 3 việc cần phải làm. Thứ nhất là phải thực hiện động cơ kinh tế, giảm chi phí trong SX, tăng lợi nhuận. Chỉ có lợi nhuận thì người dân mới mặn mà thực hiện GAP. 



Người trồng rau đã thay đổi nhận thức SX sạch, an toàn

Để làm được điều này, ông Numata khẳng định: Sản phẩm GAP phải được bán với giá cao. Tập trung SX các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng đặc biệt và đặc sản hiếm, khó trồng, trái vụ… cách thức canh tác đặc biệt như hữu cơ, thủy canh cũng được SX để bán với giá cao hơn. Khi đã có sản phẩm thì cần phải có nơi bán hàng ổn định, có thể bán trực tiếp tại cửa hàng hoặc giao hàng tận nơi, qua mạng internet… Một điều quan trọng nữa là phải giảm chi phí SX đến mức tối thiểu và sử dụng đúng cách trong việc chi phí vật tư nông nghiệp là biện pháp phù hợp nhất.


Thứ hai, cần phải tăng cường nhận thức, mối quan tâm về sức khỏe. Phải chỉ cho người SX thấy những vấn đề về sức khỏe của chính họ khi phải hứng chịu từ hóa chất nông nghiệp độc hại. Từ đó hướng họ đến mô hình GAP an toàn hơn, sức khỏe được đảm bảo. Cuối cùng phải có các phương pháp tiếp cận sao cho dễ dàng thực hiện, từ đơn giản đến tiên tiến, làm sao phù hợp với tình hình chung của người SX.


Thay đổi nhận thức 


Hội thảo đã lắng nghe phần trình bày của các địa phương thực hiện hoạt động SX rau, cây trồng an toàn như Hòa Bình, Hưng Yên, Hà Nam, Quảng Ninh... Các dự án SX rau an toàn, xây dựng mô hình chuyển giao công nghệ, cải thiện chất lượng và an toàn sản phẩm rau tươi… ở tỉnh Hưng Yên là một điển hình.

Dự án Tăng cường năng lực quản lý ngành trồng trọt của VN nhằm cải thiện sản lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng được thực hiện thí điểm tại tỉnh Hưng Yên từ năm 2010-2013. Dự án được thực hiện trên diện tích 3 ha, 41 hộ dân tham gia SX các loại rau su hào, cà chua, cải ngọt, cải bẹ Đông Dư… BQL dự án đã hỗ trợ giống, thuốc BVTV, phân bón phục vụ SX và trang thiết bị thiết yếu. 

Ông Nguyễn Văn Tráng, Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NN-PTNT Hưng Yên) bày tỏ: Dự án có nhiều nét mới so với những dự án trước đây. Cán bộ kỹ thuật có trình độ tốt hơn, được đào tạo bài bản, hàng tuần kiểm tra, chỉ đạo SX và đánh giá nội bộ. Nông dân có bản cam kết tham gia mô hình, được cấp chứng chỉ khi tham gia các lớp đào tạo. HTX có quy chế nội bộ nhóm… Từ đó, Sở NN-PTNT đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện SX rau an toàn cho mô hình.


Thay đổi thói quen, nhận thức SX sau khi tham gia dự án cụ thể nhất ở xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên). Ông Lê Quang Chức, Phó Chủ nhiệm HTXNN Yên Phú trình bày: Trước khi tham gia dự án, nông dân chỉ nghe đến RAT trên các phương tiện thông tin đại chúng. Họ trồng rau theo tập quán, bón phân không theo quy trình, hàm lượng đạm khi bón cao gấp 5-7 lần so với quy định trồng RAT, lạm dụng thuốc BVTV, sử dụng nguồn nước ô nhiễm… Khi tham gia dự án, nông dân được tập huấn về SX theo tiêu chuẩn VietGAP, giảm được các yếu tố đầu vào, lượng thuốc BVTV giảm từ 2-3 lần và tuân thủ nguyên tắc "4 đúng". Sản phẩm của bà con được thu mua với giá cao.

"Năm 2003, dự án xây dựng vùng SX và tiêu thu RAT được thực hiện trên quy mô 5 ha ở HTXNN Hạ Vỹ (tỉnh Hà Nam). Sau gần 10 năm thực hiện, thương hiệu RAT Hạ Vỹ đã được khẳng định, nhận thức người dân SX được chuyển biến mạnh mẽ. Chất lượng, diện tích RAT ngày càng được mở rộng và nâng cao”, ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ nhiệm HTXNN Hạ Vỹ tâm sự.

Hoàng Anh/ Báo NNVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0.0

Bài cũ hơn

 Thăm dò ý kiến

Nội dung trang web có giúp bạn ?
Tổng câu trả lời: 12738

  Đăng nhập

  Lịch

«  Tháng mười 2012  »
Cn234567
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28293031

  Liên kết

  • Cây giống
  •  Thống kê


    Đang Online 1
    Khách 1
    Người sử dụng 0