3:14 PM , 29

Trang nhất » Làm Kinh Tế » 2012 » Tháng sáu » 19

Kinh nghiệm ghép nhãn lên gốc vải

6:11 PM, 2012-06-19
Ông Lê Thế Hơn ở thôn Hiệp Tân xã Hồng Giang huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang đã ghép nhãn lên gốc vải thành công. Để sáng tạo của nông dân trở thành tiến bộ kỹ thuật áp dụng rộng rãi hơn trong sản xuất, Hội làm vườn Việt Nam đã đề xuất Đề tài "Ghép nhãn lên gốc vải” và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê chuẩn cho thực hiện từ tháng 9/2009 nguồn vốn của ADB.

Mục tiêu của đề tài là trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của nông dân, tổ chức nghiên cứu kỹ thuật ghép nhãn lên gốc vải và xây dưng thành quy trinh kỹ thuật để phổ biến cho dân làm theo góp phần giải quyết cung vượt cầu về sản xuất vải. Sơ bộ cho thấy có thể sử dụng phương pháp ghép nối ngọn để ghép cải tạo nhãn lên gốc vải nghĩa là ghép đoạn cành nhãn lên cành chồi của vải.


ghép nhãn lên cây vải

Ông Lê Thế Hơn ở thôn Hiệp Tân xã Hồng Giang huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang đã ghép nhãn lên gốc vải thành công

cảnh nhãn ghép

Vị trí cành nhãn được ghép với thân cây vải đang phát triển tốt

Thứ tự các bước thực hiện như sau:

1. Sau mùa thu hoạch vải, cưa đốn cây vải ở độ cao 1,2 – 1,5m, để lại 1-2 cành vải (dân gọi là cành thổ hay là cành chừa).

2. Chăm sóc cây vải đã cưa đốn (dọn sạch gốc cây, bón phân, tưới nước, phòng trừ dịch bệnh...) để vải nẩy chồi.

3. Vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm sau, tiến hành ghép đoạn cành nhãn lên chồi vải. Chú ý chọn đoạn cành nhãn có kích thước tương tự với kích thước đoan chồi vải (đường kính khoảng 1-1,5 cm).

4. Trong các giống nhãn ghép được lên cành vải có giống nhãn chín sớm địa phương (do ông Hơn chọn lọc); giống nhãn chính vụ Hà Tây và giống nhãn Hương Chi.

5. Sau ghép phải phun thuốc trừ kiến, trừ bọ trĩ và bọ phấn. Thông thường kiến có thể đục thủng dây cuốn quanh chỗ tiếp hợp giữa đoạn cành ghép và đoạn cành gốc ghép (vải). Bọ trĩ, bọ phấn hút hết nhựa của lá mầm làm teo lá. Thường 2 ngày phun thuốc một lần.

6. Muốn chồi vải phát triển tốt phải phun thuốc kích thích chồi.

7. Sử dụng phương pháp ghép nêm để ghép đoạn cành nhãn lên chồi vải chú ý: vỏ nhãn mỏng, ít nhựa, đòi hỏi kỹ thuật viên ghép phải có kỹ năng thuần thục, thao tác nhanh không để khô nhựa mắt ghép thì tỷ lệ thành công của chồi ghép có thể đạt tới 90%.

Các lô thí nghiệm và mô hình ghép nhãn lên vải của đề tài này thực hiện ở xã Tân Lập và xã Hồng Giang huyện Lục Ngạn đều có kết quả tốt, triển vọng cho ra quả vào vụ nhãn năm 2011. Hiện đã có nhiều nông dân đến tham quan học tập.
 

Chủ nhiệm đề tài: GS TS Ngô Thế Dân.



Tổng số điểm của bài viết là: 0.0

Bài cũ hơn

 Thăm dò ý kiến

Nội dung trang web có giúp bạn ?
Tổng câu trả lời: 12738

  Đăng nhập

  Lịch

«  Tháng sáu 2012  »
Cn234567
     12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930

  Liên kết

  • Cây giống
  •  Thống kê


    Đang Online 1
    Khách 1
    Người sử dụng 0